Ngày 20/7, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) nhấn mạnh mặc dù giá các mặt hàng ngũ cốc đang tăng mạnh trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của đợt hạn hán nghiêm trọng ở Mỹ, song thế giới chưa phải đối mặt với nguy cơ tái diễn khủng hoảng lương thực như cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2008, khi giá lương thực tăng cao gây bạo loạn ở nhiều nước nghèo đang phát triển.
Ông Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế và chuyên gia hàng đầu về ngũ cốc của FAO nêu rõ khác với bốn năm trước đây, nguồn cung cấp lúa gạo và lúa mì đa dạng hiện nay đã góp phần cải thiện tình hình lương thực thế giới, mặc dù giá ngô đã tăng 55% chỉ trong năm tuần qua do tác động của đợt hạn hán nặng nề ở miền Trung Tây nước Mỹ.
Ông cho rằng mặc dù tình hình có thể trở nên nghiêm trọng, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để nói về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới.
Theo chuyên gia kinh tế trên, FAO chưa phát hiện bất cứ khó khăn nào trong công tác sản xuất hoặc cung cấp lúa gạo trên thế giới.
Lúa gạo là nguồn lương thực thiết yếu đối với an ninh lương thực của hàng tỷ người trên toàn cầu. Nhu cầu về ngô để phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học cũng đã giảm mạnh, do đó, có thể làm giảm nguy cơ khủng hoảng lương thực.
Tuy nhiên, ông Abbassian cảnh báo hai yếu tố đáng hiện nay trên thị trường nông sản thế giới, đó là nhịp độ tăng giá lương thực đang tăng lên và hầu như chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt là đối với các mặt hàng ngô, đậu tương và lúa mì.
Chỉ trong ba tuần đầu tháng Bảy này, giá ngô và lúa mì xuất khẩu đã tăng tới 20% so với cùng kỳ tháng Sáu. Xu hướng này có thể khiến giá lương thực toàn cầu trong tháng Bảy tiếp tục tăng sau ba tháng giảm giá liên tục.
Giá ngũ cốc tăng kết hợp với đồng USD mạnh lên và khủng hoảng kinh tế tiếp tục kéo dài ở nhiều nước châu Âu đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời có thể giáng đòn kinh tế mạnh vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhập khẩu lương thực và xuất khẩu các hàng hóa khác.
Các hóa đơn nhập khẩu lương thực tăng mạnh kết hợp với thu nhập từ xuất khẩu các hàng hóa khác giảm sẽ gây căng thẳng đối với nền kinh tế của các nước này.
Trong bối cảnh này, FAO cảnh báo nhiều nước nghèo đang phát triển có nguy cơ phải đối mặt với tình hình biến động lương thực khó có thể lường trước./.
Ông Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế và chuyên gia hàng đầu về ngũ cốc của FAO nêu rõ khác với bốn năm trước đây, nguồn cung cấp lúa gạo và lúa mì đa dạng hiện nay đã góp phần cải thiện tình hình lương thực thế giới, mặc dù giá ngô đã tăng 55% chỉ trong năm tuần qua do tác động của đợt hạn hán nặng nề ở miền Trung Tây nước Mỹ.
Ông cho rằng mặc dù tình hình có thể trở nên nghiêm trọng, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để nói về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới.
Theo chuyên gia kinh tế trên, FAO chưa phát hiện bất cứ khó khăn nào trong công tác sản xuất hoặc cung cấp lúa gạo trên thế giới.
Lúa gạo là nguồn lương thực thiết yếu đối với an ninh lương thực của hàng tỷ người trên toàn cầu. Nhu cầu về ngô để phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học cũng đã giảm mạnh, do đó, có thể làm giảm nguy cơ khủng hoảng lương thực.
Tuy nhiên, ông Abbassian cảnh báo hai yếu tố đáng hiện nay trên thị trường nông sản thế giới, đó là nhịp độ tăng giá lương thực đang tăng lên và hầu như chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt là đối với các mặt hàng ngô, đậu tương và lúa mì.
Chỉ trong ba tuần đầu tháng Bảy này, giá ngô và lúa mì xuất khẩu đã tăng tới 20% so với cùng kỳ tháng Sáu. Xu hướng này có thể khiến giá lương thực toàn cầu trong tháng Bảy tiếp tục tăng sau ba tháng giảm giá liên tục.
Giá ngũ cốc tăng kết hợp với đồng USD mạnh lên và khủng hoảng kinh tế tiếp tục kéo dài ở nhiều nước châu Âu đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời có thể giáng đòn kinh tế mạnh vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhập khẩu lương thực và xuất khẩu các hàng hóa khác.
Các hóa đơn nhập khẩu lương thực tăng mạnh kết hợp với thu nhập từ xuất khẩu các hàng hóa khác giảm sẽ gây căng thẳng đối với nền kinh tế của các nước này.
Trong bối cảnh này, FAO cảnh báo nhiều nước nghèo đang phát triển có nguy cơ phải đối mặt với tình hình biến động lương thực khó có thể lường trước./.
(TTXVN)