Theo quyết định 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 thì việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường sẽ được thực hiện từ 1/6 nhưng theo khẳng định của Bộ Công thương, chưa thể khẳng định vào thời điểm đó giá điện sẽ dược điều chỉnh ngay.
Tại buổi họp báo về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường do Bộ Công thương tổ chức chiều nay, 22/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hoàng Quốc Vượng cho hay, việc điều chỉnh 4 lần trong năm là về lý thuyết, tuy nhiên có điều chỉnh hay không thì phải phụ thuộc vào 3 yếu tố đầu vào cơ bản là: tỷ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu sản lượng điện phát.
Cụ thể, những yếu tố này sẽ được tổng hợp từ các dữ liệu quá khứ, ví dụ để tính cho thời điểm tháng Sáu thì phải xem xét từ tháng Ba đến tháng Năm. Nếu trong thời gian này mà giá đầu vào bình quân lớn hơn 5% sẽ xem xét đến việc điều chỉnh.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng khẳng định, EVN vẫn là một tập đoàn nhà nước nên khi điều chỉnh phải theo tình hình kinh tế chung là đảm bảo kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, để thực hiện Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện theo cơ chế thị trường thì hai trong số sáu đầu việc mà Bộ Công thương chịu trách nhiệm phải xong trước 1/6 là hướng dẫn giá bán điện chi tiết cho các nhóm khách hàng và hướng dẫn giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản, nhưng đến cuối tháng Năm mới có thể ban hành và giá bán điện cũng sẽ khó có thể điều chỉnh ngay vào thời điểm này.
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, trước khi điều chỉnh giá điện, EVN phải báo cáo Bộ Công thương, nếu sau 5 ngày không có ý kiến thì Tập đoàn được phép điều chỉnh ở mức 5%, và khi điều chỉnh trên 5% thì phải được sự thẩm định của liên bộ Tài chính-Công thương, sau đó sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, nếu sau 15 ngày không có ý kiến của Thủ tướng thì EVN mới được phép điều chỉnh.
"Chính phủ rất thận trọng tăng giá điện và để đảm bảo an sinh xã hội, nếu giá điện có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân sẽ có chính sách hỗ trợ và sẽ không bù chéo giữa các lĩnh vực sản xuất..." Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến Quỹ bình ổn giá điện, trong Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, sẽ giao cho Bộ Tài chính chủ trì với Bộ Công thương để thẩm định và Quỹ này hình thành từ chi phí sản xuất kinh doanh mua bán điện, cơ chế hình thành và sử dụng giá điện này sẽ được xây dựng thận trọng và lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính tham gia buổi họp báo khẳng định, Quỹ bình ổn giá điện là vấn đề rất phức tạp và không như các mặt hàng khác, “Quỹ bình ổn giá điện theo quyết định của Thủ tướng sẽ lấy từ chi phí giá điện, trong khi EVN còn đang treo tất cả các chi phí khác thì thời gian trước mắt chưa thể đưa vào giá bán điện,” bà Nguyễn Thanh Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá Bộ Tài chính cho hay.
Trong những năm qua do việc điều chỉnh chưa tương ứng với biến động của các yếu tố đầu vào hình thành giá, nên giá điện hiện nay đang ở mức thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện. Đây là một trong các nguyên nhân chính làm cho các dự án điện không hấp dẫn các nhà đầu tư dẫn đến tình trạng thiếu điện ngày một trầm trọng.
Theo tính toán của EVN thì khoản lỗ thực tế năm 2010 mà đơn vị này đang phải gánh lên đến hơn 8 nghìn tỷ đồng và trong phương án giá điện năm 2011 cũng chưa được tính khoản chi phí này vào giá thành.
Hơn nữa, khoản chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2010 lên đến con số 17 nghìn tỷ đồng, “do vậy phần chênh lệch tỷ giá mà đưa ngay vào giá điện Chính phủ nên cho EVN phân bổ từng bước để giảm bớt sức ép tăng giá điện,” ông Tri kiến nghị.
Ông Tri cũng khẳng định, việc minh bạch hóa thị trường điện phải làm sớm để mọi người biết chi phí là bao nhiêu trong giá thành sản xuất.
Ba tháng đầu năm 2011, tốc độ tiêu dùng điện chỉ tăng 10% và sau khi tăng giá điện 15,8% từ tháng Ba thì tốc độ tăng chỉ còn là 5% là tín hiệu cho thấy mọi người đã có ý thức tiết giảm tiêu dùng điện.
“Mục tiêu của chúng ta là đủ điện và giá hợp lý, EVN muốn nhiều doanh nghiệp cùng làm, còn nếu cứ giữ mức giá như 5 năm trước thì các công ty điện sẽ không sản xuất được,” ông Tri nhấn mạnh./.
Tại buổi họp báo về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường do Bộ Công thương tổ chức chiều nay, 22/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hoàng Quốc Vượng cho hay, việc điều chỉnh 4 lần trong năm là về lý thuyết, tuy nhiên có điều chỉnh hay không thì phải phụ thuộc vào 3 yếu tố đầu vào cơ bản là: tỷ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu sản lượng điện phát.
Cụ thể, những yếu tố này sẽ được tổng hợp từ các dữ liệu quá khứ, ví dụ để tính cho thời điểm tháng Sáu thì phải xem xét từ tháng Ba đến tháng Năm. Nếu trong thời gian này mà giá đầu vào bình quân lớn hơn 5% sẽ xem xét đến việc điều chỉnh.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng khẳng định, EVN vẫn là một tập đoàn nhà nước nên khi điều chỉnh phải theo tình hình kinh tế chung là đảm bảo kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, để thực hiện Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện theo cơ chế thị trường thì hai trong số sáu đầu việc mà Bộ Công thương chịu trách nhiệm phải xong trước 1/6 là hướng dẫn giá bán điện chi tiết cho các nhóm khách hàng và hướng dẫn giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản, nhưng đến cuối tháng Năm mới có thể ban hành và giá bán điện cũng sẽ khó có thể điều chỉnh ngay vào thời điểm này.
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, trước khi điều chỉnh giá điện, EVN phải báo cáo Bộ Công thương, nếu sau 5 ngày không có ý kiến thì Tập đoàn được phép điều chỉnh ở mức 5%, và khi điều chỉnh trên 5% thì phải được sự thẩm định của liên bộ Tài chính-Công thương, sau đó sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, nếu sau 15 ngày không có ý kiến của Thủ tướng thì EVN mới được phép điều chỉnh.
"Chính phủ rất thận trọng tăng giá điện và để đảm bảo an sinh xã hội, nếu giá điện có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân sẽ có chính sách hỗ trợ và sẽ không bù chéo giữa các lĩnh vực sản xuất..." Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến Quỹ bình ổn giá điện, trong Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, sẽ giao cho Bộ Tài chính chủ trì với Bộ Công thương để thẩm định và Quỹ này hình thành từ chi phí sản xuất kinh doanh mua bán điện, cơ chế hình thành và sử dụng giá điện này sẽ được xây dựng thận trọng và lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính tham gia buổi họp báo khẳng định, Quỹ bình ổn giá điện là vấn đề rất phức tạp và không như các mặt hàng khác, “Quỹ bình ổn giá điện theo quyết định của Thủ tướng sẽ lấy từ chi phí giá điện, trong khi EVN còn đang treo tất cả các chi phí khác thì thời gian trước mắt chưa thể đưa vào giá bán điện,” bà Nguyễn Thanh Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá Bộ Tài chính cho hay.
Trong những năm qua do việc điều chỉnh chưa tương ứng với biến động của các yếu tố đầu vào hình thành giá, nên giá điện hiện nay đang ở mức thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện. Đây là một trong các nguyên nhân chính làm cho các dự án điện không hấp dẫn các nhà đầu tư dẫn đến tình trạng thiếu điện ngày một trầm trọng.
Theo tính toán của EVN thì khoản lỗ thực tế năm 2010 mà đơn vị này đang phải gánh lên đến hơn 8 nghìn tỷ đồng và trong phương án giá điện năm 2011 cũng chưa được tính khoản chi phí này vào giá thành.
Hơn nữa, khoản chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2010 lên đến con số 17 nghìn tỷ đồng, “do vậy phần chênh lệch tỷ giá mà đưa ngay vào giá điện Chính phủ nên cho EVN phân bổ từng bước để giảm bớt sức ép tăng giá điện,” ông Tri kiến nghị.
Ông Tri cũng khẳng định, việc minh bạch hóa thị trường điện phải làm sớm để mọi người biết chi phí là bao nhiêu trong giá thành sản xuất.
Ba tháng đầu năm 2011, tốc độ tiêu dùng điện chỉ tăng 10% và sau khi tăng giá điện 15,8% từ tháng Ba thì tốc độ tăng chỉ còn là 5% là tín hiệu cho thấy mọi người đã có ý thức tiết giảm tiêu dùng điện.
“Mục tiêu của chúng ta là đủ điện và giá hợp lý, EVN muốn nhiều doanh nghiệp cùng làm, còn nếu cứ giữ mức giá như 5 năm trước thì các công ty điện sẽ không sản xuất được,” ông Tri nhấn mạnh./.
Đức Duy (TTXVN/Vietnam+)