Lại một mùa gieo chữ gian nan, một năm học mới sắp bắt đầu ở huyện vùng cao Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ở vùng đất được mệnh danh là ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Trung Quốc, các thầy cô giáo chuẩn bị cho năm học mới cũng vất vả hơn những nơi khác.
Ngày 22/8 mới là ngày học sinh chính thức vào học, nhưng các thầy cô giáo đã phải chuẩn bị từ gần một tháng qua. Ở những vùng thuận lợi, đến sát ngày học sinh tựu trường, các giáo viên chuẩn bị cho đầu năm học mới vẫn kịp.
Tại Mường Nhé, các thầy cô phải dựng lại lớp học bởi sau mùa mưa bão, các lớp học tạm ở đây đã bị dột nát hết.
Các giáo viên phải “cắm bản” ở cùng bà con và cùng với người dân vào rừng chặt tre, chặt gỗ để làm lớp học tạm. Sau đó, họ lại phải vận động dân đi mua bạt, hoặc lên rừng cắt tranh lợp mái để hoàn thiện lớp học.
Huyện Mường Nhé có khoảng 100 lớp học tạm, rải rác ở khắp các trường. Ngay Trường Tiểu học Mường Nhé số 1 ở đầu trung tâm huyện cũng không tránh khỏi tình trạng này. Trường có đến 4 lớp học tạm tại bản Nậm San 1.
Anh Lò Văn Biên - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Leng Su Sìn (một trường mới thành lập được 2 năm), nơi có nhiều học sinh là người Hà Nhì và Mông di cư tới tâm sự: “Nhà trường năm nay sẽ mở 23 lớp với khoảng 400 học sinh sẽ đến học. Ngay tại trung tâm xã có thể sẽ phải làm tới 9 phòng học tạm.”
Khó khăn và thách thức lớn nhất lúc này với ngành giáo dục huyện Mường Nhé là vận động học sinh ra lớp thường xuyên và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học tới mức thấp nhất. Việc học sinh ở nhà đi làm nương rẫy, chưa chuẩn bị cho năm học mới vẫn còn nhiều.
Ở các xã Nà Bủng, Nà Khoa, Na Cô Sa, Nậm Kè, công tác chiêu sinh, vận động học sinh ra lớp diễn ra khá vất vả. Mặc dù các thầy cô giáo đến tận nhà, thậm chí tận nương để gọi học sinh ra lớp, nhưng đáp lại chỉ là những cái lắc đầu và một lời hứa vu vơ: "Khi nào nó làm xong cái ruộng, cái nương thì mới cho nó đi học cô giáo nhá, vì không no cái bụng thì làm sao học được…"
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh học sinh đã không ỷ lại vào Nhà nước mà đã có ý thức khắc phục khó khăn vì tương lai của con em mình. Họ bỏ công sức, tiền bạc của cá nhân ra làm nhà bán trú cho các em sinh hoạt ngay gần trường học. Rất nhiều gian nhà nhỏ đơn sơ đang mọc lên và là nơi nuôi dưỡng ước mơ học chữ của học sinh dân tộc nơi đây.
Một vấn đề được dư luận quan tâm và đang trăn trở là việc xây nhà công vụ cho giáo viên vùng cao. Vì nhiều lý do, ở nhiều nơi nhà công vụ vẫn chưa thể tiến hành xây dựng, các giáo viên phải tự bỏ tiền và công sức của mình ra làm những ngôi nhà ở tạm.
Năm học 2011-2012, ngành giáo dục huyện Mường Nhé đã xây dựng kế hoạch với số lượng học sinh các cấp hơn 17.000 em, trong khi địa bàn này vẫn thiếu nhiều giáo viên cấp tiểu học và mầm non.
Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ban ngành có liên quan, song quan trọng nhất là lòng quyết tâm, say mê yêu nghề ở mỗi thầy cô giáo - điều kiện quan trọng để bức tranh về giáo dục nơi phên giậu của Tổ quốc sẽ tươi sáng hơn./.
Ngày 22/8 mới là ngày học sinh chính thức vào học, nhưng các thầy cô giáo đã phải chuẩn bị từ gần một tháng qua. Ở những vùng thuận lợi, đến sát ngày học sinh tựu trường, các giáo viên chuẩn bị cho đầu năm học mới vẫn kịp.
Tại Mường Nhé, các thầy cô phải dựng lại lớp học bởi sau mùa mưa bão, các lớp học tạm ở đây đã bị dột nát hết.
Các giáo viên phải “cắm bản” ở cùng bà con và cùng với người dân vào rừng chặt tre, chặt gỗ để làm lớp học tạm. Sau đó, họ lại phải vận động dân đi mua bạt, hoặc lên rừng cắt tranh lợp mái để hoàn thiện lớp học.
Huyện Mường Nhé có khoảng 100 lớp học tạm, rải rác ở khắp các trường. Ngay Trường Tiểu học Mường Nhé số 1 ở đầu trung tâm huyện cũng không tránh khỏi tình trạng này. Trường có đến 4 lớp học tạm tại bản Nậm San 1.
Anh Lò Văn Biên - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Leng Su Sìn (một trường mới thành lập được 2 năm), nơi có nhiều học sinh là người Hà Nhì và Mông di cư tới tâm sự: “Nhà trường năm nay sẽ mở 23 lớp với khoảng 400 học sinh sẽ đến học. Ngay tại trung tâm xã có thể sẽ phải làm tới 9 phòng học tạm.”
Khó khăn và thách thức lớn nhất lúc này với ngành giáo dục huyện Mường Nhé là vận động học sinh ra lớp thường xuyên và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học tới mức thấp nhất. Việc học sinh ở nhà đi làm nương rẫy, chưa chuẩn bị cho năm học mới vẫn còn nhiều.
Ở các xã Nà Bủng, Nà Khoa, Na Cô Sa, Nậm Kè, công tác chiêu sinh, vận động học sinh ra lớp diễn ra khá vất vả. Mặc dù các thầy cô giáo đến tận nhà, thậm chí tận nương để gọi học sinh ra lớp, nhưng đáp lại chỉ là những cái lắc đầu và một lời hứa vu vơ: "Khi nào nó làm xong cái ruộng, cái nương thì mới cho nó đi học cô giáo nhá, vì không no cái bụng thì làm sao học được…"
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh học sinh đã không ỷ lại vào Nhà nước mà đã có ý thức khắc phục khó khăn vì tương lai của con em mình. Họ bỏ công sức, tiền bạc của cá nhân ra làm nhà bán trú cho các em sinh hoạt ngay gần trường học. Rất nhiều gian nhà nhỏ đơn sơ đang mọc lên và là nơi nuôi dưỡng ước mơ học chữ của học sinh dân tộc nơi đây.
Một vấn đề được dư luận quan tâm và đang trăn trở là việc xây nhà công vụ cho giáo viên vùng cao. Vì nhiều lý do, ở nhiều nơi nhà công vụ vẫn chưa thể tiến hành xây dựng, các giáo viên phải tự bỏ tiền và công sức của mình ra làm những ngôi nhà ở tạm.
Năm học 2011-2012, ngành giáo dục huyện Mường Nhé đã xây dựng kế hoạch với số lượng học sinh các cấp hơn 17.000 em, trong khi địa bàn này vẫn thiếu nhiều giáo viên cấp tiểu học và mầm non.
Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ban ngành có liên quan, song quan trọng nhất là lòng quyết tâm, say mê yêu nghề ở mỗi thầy cô giáo - điều kiện quan trọng để bức tranh về giáo dục nơi phên giậu của Tổ quốc sẽ tươi sáng hơn./.
Đinh Công Định (TTXVN/Vietnam+)