Đảng Dân chủ (DP) đối lập kêu gọi tuần hành và tổ chức míttinh lớn tại Quảng trường Gwanghwamun trung tâm Seoul trong ngày 26/8 yêu cầu Tokyo dừng xả nước thải nhiễm xạ ra biển.
Các tổ chức bị nhóm tin tặc Anonymous nhắm đến gồm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản, Công ty Điện lực Nguyên tử Nhật Bản và Hiệp hội Năng lượng Nguyên tử của Nhật Bản.
Phía Hàn Quốc thông báo đã đạt được những đồng thuận đáng kể trong cuộc họp mới nhất với Nhật Bản liên quan tới những yêu cầu của Seoul về kế hoạch xả thải của Tokyo từ Nhà máy Fukushima.
Hồi đầu tháng Bảy, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã công bố báo cáo cuối cùng cho rằng quá trình xả nước thải bị nhiễm phóng xạ đã qua xử lý đáp ứng các tiểu chuẩn an toàn toàn cầu.
Hiện chỉ còn 9 nước và khu vực duy trì các lệnh kiểm soát nhập khẩu lương thực-thực phẩm từ Nhật Bản do lo ngại về mức độ nhiễm phóng xạ trong các sản phẩm này.
Chính phủ Hàn Quốc sẽ sử dụng "phương pháp phân tích nhanh" để đưa ra kết quả một cách nhanh chóng nước biển tại 108 điểm xung quanh bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc gặp kín, Ngoại trưởng Park Jin nhắc lại với người đồng cấp Nhật Bản đề nghị trước đó của Tổng thống Hàn Quốc đối với Tokyo liên quan đến việc xả nước thải của nhà máy Fukushima.
Các nghị sỹ đối lập Hàn Quốc cho rằng nên có thêm nhiều tổ chức tham gia đánh giá kế hoạch của Tokyo xả thải ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản sẽ kiểm tra hệ thống thiết bị sử dụng nước biển để làm loãng nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý, các thiết bị tự ngắt trong trường hợp xảy ra sự cố.
Theo bản tin của đài truyền hình NHK, TEPCO ngày 26/6 đã hoàn tất việc khoan đường hầm để xả nước thải và chuyển các thiết bị máy móc xây dựng khỏi công trường ra cách bờ biển 1km.
Hệ thống xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của TEPCO bao gồm các cơ sở tích trữ, điểm giám sát môi trường và đường dẫn từ khu chứa nước thải nhiễm xạ ra biển dài khoảng 1km, cách mặt biển 12m.
Thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.900 người và khiến 2.523 người khác mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.
12 năm sau thảm họa động đất-sóng thần, người dân Nhật Bản với “tinh thần thép” đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất nơi đây, đúc kết những bài học để không lặp lại mất mát, thiệt hại.
Theo phán quyết của Tòa án quận Tokyo năm 2019, 3 bị cáo đã được miễn khỏi cáo buộc tắc trách dẫn đến hậu quả gây chết người và thương tích trong sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima số 1.
Một bốt gác của cảnh sát ở thị trấn Futaba, tỉnh Fukushima, nơi vẫn vắng bóng người sau thảm họa hạt nhân do trận động đất kèm sóng thần gây ra cách đây hơn 11 năm, đã mở cửa trở lại vào ngày 29/8.
Trong vụ kiện, 48 cổ đông yêu cầu các lãnh đạo của TEPCO bồi thường tổng cộng khoảng 22.000 tỷ yen (160 tỷ USD) và đây là khoản tiền yêu cầu bồi thường lớn nhất trong một vụ kiện dân sự ở Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên các hạn chế được dỡ bỏ để người dân ở Fukushima có thể trở lại sinh sống ở khu vực từng dự kiến sẽ phải đóng cửa lâu dài do mức độ nhiễm phóng xạ cao do thảm họa động đất.
Tổng giám đốc IAEA cam kết các bên có thẩm quyền sẽ tiếp tục giám sát tiến trình ngừng hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Fukushima - tiến trình được dự đoán sẽ kéo dài hàng thập kỷ.
Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đánh giá kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của TEPCO đảm bảo tính an toàn - đồng nghĩa kế hoạch đủ điều kiện thông qua trên thực tế.
Tòa án Tối cao Nhật Bản đã bác kháng cáo của TEPCO - đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, khẳng định công ty này đã lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sóng thần.