Các mục tiêu trong kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya bao gồm duy trì đoàn kết dân tộc, loại bỏ nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chấm dứt tình trạng chia rẽ...
Đại sứ Mỹ tại Libya nêu rõ mặc dù lệnh ngừng bắn đang được duy trì, một số bên tại Libya đã lợi dụng dầu mỏ làm vũ khí hoặc đưa ra quyết định đơn phương ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn thu dầu mỏ.
Chủ tịch Quốc hội Libya Saleh và người đứng đầu Hội đồng Cấp cao Nhà nước Al-Mishri gặp nhau trong cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại trụ sở LHQc để thảo luận về dự thảo cơ sở hiến pháp các cuộc bầu cử.
Cuộc đàm phán giữa Hạ viện chung và Hội đồng Cấp cao Nhà nước đã kết thúc vào sáng 20/6, tuy nhiên hiện vẫn còn tồn tại những bất đồng về biện pháp điều chỉnh giai đoạn chuyển tiếp hướng đến bầu cử.
Vòng đàm phán thứ 3 giữa các quan chức của Libya diễn ra sau các cuộc giao tranh dữ dội tại thủ đô Tripoli giữa các lực lượng dân quân đối địch ở Libya.
Cuộc họp của Ủy ban Quân sự chung 5+5 sắp tới tại Tunis sẽ tập trung vào việc giải giáp các nhóm vũ trang cũng như rút tính đánh thuê và các lực lượng nước ngoài khỏi Libya.
Các cuộc đụng độ diễn ra vào sáng sớm giữa các nhóm vũ trang ủng hộ Thủ tướng được Quốc hội Libya bổ nhiệm Fathi Bashagha và những người ủng hộ Thủ tướng lâm thời Dbeibah.
Theo Văn phòng Thủ tướng Fathi Bashagha, các cuộc đụng độ nổ ra ở thủ đô của Libya sau khi Thủ tướng tiến vào thủ đô Tripoli cùng với một lực lượng vũ trang để cố gắng giành quyền kiểm soát.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/4 đã thông qua nghị quyết gia hạn sứ mệnh của Phái bộ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) thêm 3 tháng, đến ngày 31/7 tới.
Chuyến bay thẳng đầu tiên của Libyan Airlines từ sân bay quốc tế Benina ở thành phố Benghazi, miền Đông Libya tới sân bay Sabiha tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ được khởi động kể từ ngày 26/4.
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Libya cho biết sản lượng dầu thô của Libya hiện giảm hơn 550.000 thùng/ngày do các mỏ dầu chủ chốt và cảng xuất khẩu bị một số nhóm vũ trang phong tỏa.
Một nhóm người đã xông vào cảng dầu trên và ngăn cản các công nhân ở đây xuất khẩu dầu, khiến cho các công ty dầu mỏ như Zueitina, Mellitah, Sarir và AGOCO phải dừng hoàn toàn hoạt động sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya chỉ ra rằng các bộ, ngành nên giải quyết các vấn đề của người dân, yêu cầu họ cảnh giác trước "các âm mưu của giới tinh hoa chính trị."
Liên hợp quốc cảnh báo nếu xung đột giữa các phe phái ở Libya tiếp tục nổ ra, khả năng tổ chức bầu cử công bằng và hòa bình sẽ suy giảm, đẩy Libya quay trở lại tình trạng phân chia lãnh thổ đất nước.
Quan chức Liên hợp quốc cho biết tất cả các thể chế hiện nay ở Libya đều thiếu tính hợp pháp, đồng thời cho rằng giải pháp duy nhất là tổ chức các cuộc bầu cử, vì đây là nguyện vọng của người dân.
Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ ổn định tại Libya và kêu gọi tất cả các bên ở nước này không có bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến đụng độ vũ trang.
Tổng Thư ký Liên đoàn Arab cho rằng Libya "có thể quay trở lại giai đoạn khó khăn mà nước này từng chứng kiến trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn hai năm trước."