Khoảng 1,2 triệu học sinh thuộc diện được thụ hưởng Đề án Chương trình Sữa học đường của thành phố Hà Nội và tổng kinh phí thực hiện đề án là gần 4.000 tỷ đồng, trong đó phụ huynh đóng góp 47%.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hai vợ chồng Trần Thị Ngọc Mai và Nguyễn Thành Long về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong dự án "ma" nước uống học đường tại Đồng Nai.
Thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quyết định chọn Vinamilk là đơn vị trúng thầu chương trình Sữa học đường đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nhiều phụ huynh muốn đăng ký lại cho con.
Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa lên tiếng kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành đưa các chế phẩm sữa khác vào chương trình sữa học đường, thay vì chỉ sữa tươi tiệt trùng như hiện nay.
Hồ sơ sau khi đóng thầu sẽ được đánh giá, thẩm định chấm bởi một đơn vị tư vấn độc lập. Sau khi đóng thầu khoảng từ 20 đến 30 ngày Hà Nội sẽ công bố đơn vị trúng thầu.
Mục tiêu cụ thể là đến 2020, có 70% số học sinh mẫu giáo, tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, chương trình Sữa học đường hoàn toàn tự nguyện nên phụ huynh học sinh có thể đăng ký nếu có nhu cầu.
Theo chương trình Sữa học đường, về định mức thụ hưởng, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định chất lượng sữa trong chương trình Sữa học đường đảm bảo theo đúng quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế và sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Hà Nội đang triển khai cho phụ huynh đăng ký chương trình Sữa học đường, nhưng không ít phụ huynh đã lên tiếng từ chối vì không biết sữa được dùng là sữa gì.
Theo kết quả xét nghiệm, chất lượng sữa đạt chuẩn, việc học sinh phải nhập viện là do các em dùng sữa mới, cơ thể chưa thích nghi, dẫn đến hội chứng kích thích dạ dày đường ruột với sữa tươi.
Sở GD-ĐT Đồng Nai có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo 11 huyện, thị trên địa bàn tỉnh về việc tạm dừng, không cho trẻ tiếp tục uống sữa thuộc Đề án Sữa học đường sau vụ hơn 70 học sinh ngộ độc.
Trong quyết định phê duyệt Chương trình sữa học đường đến năm 2020, có yêu cầu “Sữa học đường” phải là sữa tươi. Câu hỏi đặt ra là tại Việt Nam hiện nay, đơn vị nào sẽ đủ năng lực cung cấp sữa.
Hội chữ Thập đỏ Việt Nam đã phối hợp với Công ty FrieslandCampina Việt Nam thực hiện dự án giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam từ năm 2017-2020 với kinh phí trên 24 tỷ đồng.
Kết quả nghiên cứu gần đây tại 4 quận, huyện của Hà Nội cho thấy sau 10 năm, chiều cao của người Hà Nội đã tăng lên từ 2-3cm (nam cao 166cm, nữ 155cm).
Vinamilk đã đưa chương trình "Sữa học đường" đến với các em nhỏ trường tiểu học Quang Trung tại xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, Đắk Nông. Đây là trường dân tộc nghèo và khó khăn nhất tỉnh.