Bộ Công Thương sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầu gạo trong nước, quốc tế; dự báo động thái của các nước xuất, nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, diễn biến dịch bệnh, thiên tai để kịp thời ứng phó.
Theo quy định, 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng với số gạo trúng thầu 170.300 tấn đã phải nộp vào ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền đảm bảo dự thầu là 27,9 tỷ đồng.
Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án từ ngày 1/5 tới, cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Chỉ trong vòng 23 giây sau khi mở hệ thống hải quan điện tử, 78 tờ khai của 57 doanh nghiệp đã được đăng ký thành công xuất khẩu 65.713,49 tấn gạo vừa được bổ sung trở lại.
Cơ quan hải quan thông báo đã hủy các tờ khai xuất khẩu gạo trong hạn ngạnh 400.000 tấn gạo của tháng Tư do doanh nghiệp không xuất trình hàng hóa sau 15 ngày theo quy định.
Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 1/5 dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4 của Văn phòng Chính phủ.
Hải quan thông báo Hệ thống cộng trở lại hạn ngạch số lượng 38.642 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng Tư, từ 0 giờ 00 phút ngày 26/4 phát hiện 22 công ty không thuộc danh sách xuất khẩu gạo.
Các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu các lô gạo trong số hạn ngạch gạo được hồi lại của tháng Tư, từ 0 giờ 00 phút ngày 26/4.
Bộ Tài chính cho biết qua thống kê trên hệ thống của hải quan, lượng gạo nếp đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu là 38.642,56 tấn; số lượng này được cộng trở lại số lượng gạo được phép xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan từ 0 giờ 00 phút ngày 25/4 đến hết ngày 30/4 đối với các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3.
Theo Thanh tra Chính phủ, thời kỳ thanh tra việc quản lý xuất khẩu gạo là từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/5/2020, khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra.
Đối với lô hàng nếp được hệ thống phân luồng Đỏ, Cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục hải quan không thực hiện kiểm tra thực tế mà căn cứ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan đã thiết lập trên Hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu các lô hàng nếp (thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) từ 0 giờ 00 phút ngày 23/4.
Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất cung ứng lúa gạo.
Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo được tạm ứng trước theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.
Những vấn đền liên quan tới phương án điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn đã được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.
Phó Thủ tướng yêu cầu tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tồn đọng tại cảng nhưng chưa mở được tờ khai hải quan.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc “có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực trong việc xuất khẩu gạo" và thông tin phản ánh về việc công khai, minh bạch liên quan đến việc làm thủ tục hải quan.
Bộ Tài chính đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh làm rõ thông tin tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo.