Trong phiên giao dịch ngày 28/5, chứng khoán châu Á đã bứt khỏi các mức thấp trong tuần trước, sau khi kết quả một loạt các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Đảng Dân chủ mới ủng hộ thỏa thuận cứu trợ có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới tại Hy Lạp, mang lại hy vọng nước này sẽ thực thi các biện pháp khắc khổ và tiếp tục ở lại Khu vực đồng euro (Eurozone).
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, song chưa bứt mạnh so với mức thấp nhất kể từ tháng 12/2011 vào cuối tuần trước. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 27,81 điểm, hay 1,19%, lên 2.361,37 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 38,8 điểm, hay 0,96%, lên 4.068 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 64,37 điểm, hay 0,91%, lên 7.136 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 87,58 điểm, hay 0,47%, lên 18.800,99 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 12,76 điểm, hay 0,15%, lên 8.593,15 điểm. Thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến tại Hy Lạp vừa công bố ngày 26/5 cho thấy Đảng Dân chủ mới theo đường lối bảo thủ, ủng hộ các biện pháp khắc khổ đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đảng này sẽ không chiếm được đa số ghế tại Quốc hội và phải liên minh với chính đảng khác để thành lập chính phủ.
Kết quả các cuộc thăm dò cho thấy đảng Dân chủ mới có thể sẽ giành được từ 121-123 ghế trong số 300 ghế tại Quốc hội và đảng Liên hiệp cánh tả cấp tiến (Syriza) sẽ giành được 66-68 ghế. Các nhà đầu tư đã chào đón kết quả này sau khi cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tới 70% cử tri Hy Lạp không bỏ phiếu cho các đảng ủng hộ thỏa thuận cứu trợ.
Khả năng Hy Lạp "chia tay" với đồng euro hiện hữu kể từ đầu tháng 5 vừa qua, khi các chính đảng phản đối các điều kiện hà khắc của thỏa thuận cứu trợ đã bất ngờ nhận được sự ủng hộ rất lớn của cử tri. Kết quả các cuộc bầu cử hồi đầu tháng đã khiến Hy Lạp không thể thành lập chính phủ liên minh và buộc phải tổ chức một cuộc bầu cử mới vào ngày 17/6 tới.
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cuối tuần qua cho thấy người dân Hy Lạp dù vẫn bất bình trước các biện pháp khắc khổ đã được thực hiện trong hai năm qua khiến tiền lương và lương hưu bị cắt giảm còn thuế tăng lên, song cũng muốn tiếp tục sử dụng đồng euro thay vì trở lại với đồng tiền cũ.
Theo nhà phân tích thị trường hàng đầu tại CMC Markets (Sydney), Ric Spooner, các nhà đầu tư sẽ vẫn không nhiệt tình mua vào trong thời điểm trước cuộc bầu cử thứ hai tại Hy Lạp. Ông cho rằng ngay cả khi số liệu việc làm của Mỹ và số liệu về hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng 5 sẽ được công bố trong tuần này là tích cực thì cũng sẽ không đủ để khích lệ các nhà đầu tư khi họ đang lo ngại Hy Lạp vốn đã đuối sức với các biện pháp khắc khổ sẽ có thể từ chối thực hiện các bước cần thiết để được giải ngân các khoản vay tiếp theo, ngăn chặn nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư tìm thấy lý do để tin rằng Hy Lạp sẽ có một chính phủ mới đi theo đường lối khắc khổ, các tài sản rủi ro như chứng khoán sẽ lại trở nên hấp dẫn và thị trường sẽ có được động lực phục hồi.
Cùng với Hy Lạp, Tây Ban Nha cũng đang là mối bận tâm của các nhà đầu tư, khi lĩnh vực ngân hàng của nước này đang có những vấn đề xuất phát từ khối nợ xấu khổng lồ. Ngân hàng Bankia lớn thứ tư Tây Ban Nha tuần trước đã đề nghị chính phủ tài trợ 19 tỷ euro (24 tỷ USD), khoản tiền lớn nhất dành cho việc cứu trợ một ngân hàng trong lịch sử nước này.
Tình hình hiện nay của Bankia làm tăng thêm lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ đang cuốn theo Tây Ban Nha và phần còn lại của Eurozone./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, song chưa bứt mạnh so với mức thấp nhất kể từ tháng 12/2011 vào cuối tuần trước. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 27,81 điểm, hay 1,19%, lên 2.361,37 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 38,8 điểm, hay 0,96%, lên 4.068 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 64,37 điểm, hay 0,91%, lên 7.136 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 87,58 điểm, hay 0,47%, lên 18.800,99 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 12,76 điểm, hay 0,15%, lên 8.593,15 điểm. Thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến tại Hy Lạp vừa công bố ngày 26/5 cho thấy Đảng Dân chủ mới theo đường lối bảo thủ, ủng hộ các biện pháp khắc khổ đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đảng này sẽ không chiếm được đa số ghế tại Quốc hội và phải liên minh với chính đảng khác để thành lập chính phủ.
Kết quả các cuộc thăm dò cho thấy đảng Dân chủ mới có thể sẽ giành được từ 121-123 ghế trong số 300 ghế tại Quốc hội và đảng Liên hiệp cánh tả cấp tiến (Syriza) sẽ giành được 66-68 ghế. Các nhà đầu tư đã chào đón kết quả này sau khi cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tới 70% cử tri Hy Lạp không bỏ phiếu cho các đảng ủng hộ thỏa thuận cứu trợ.
Khả năng Hy Lạp "chia tay" với đồng euro hiện hữu kể từ đầu tháng 5 vừa qua, khi các chính đảng phản đối các điều kiện hà khắc của thỏa thuận cứu trợ đã bất ngờ nhận được sự ủng hộ rất lớn của cử tri. Kết quả các cuộc bầu cử hồi đầu tháng đã khiến Hy Lạp không thể thành lập chính phủ liên minh và buộc phải tổ chức một cuộc bầu cử mới vào ngày 17/6 tới.
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cuối tuần qua cho thấy người dân Hy Lạp dù vẫn bất bình trước các biện pháp khắc khổ đã được thực hiện trong hai năm qua khiến tiền lương và lương hưu bị cắt giảm còn thuế tăng lên, song cũng muốn tiếp tục sử dụng đồng euro thay vì trở lại với đồng tiền cũ.
Theo nhà phân tích thị trường hàng đầu tại CMC Markets (Sydney), Ric Spooner, các nhà đầu tư sẽ vẫn không nhiệt tình mua vào trong thời điểm trước cuộc bầu cử thứ hai tại Hy Lạp. Ông cho rằng ngay cả khi số liệu việc làm của Mỹ và số liệu về hoạt động chế tạo của Trung Quốc trong tháng 5 sẽ được công bố trong tuần này là tích cực thì cũng sẽ không đủ để khích lệ các nhà đầu tư khi họ đang lo ngại Hy Lạp vốn đã đuối sức với các biện pháp khắc khổ sẽ có thể từ chối thực hiện các bước cần thiết để được giải ngân các khoản vay tiếp theo, ngăn chặn nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư tìm thấy lý do để tin rằng Hy Lạp sẽ có một chính phủ mới đi theo đường lối khắc khổ, các tài sản rủi ro như chứng khoán sẽ lại trở nên hấp dẫn và thị trường sẽ có được động lực phục hồi.
Cùng với Hy Lạp, Tây Ban Nha cũng đang là mối bận tâm của các nhà đầu tư, khi lĩnh vực ngân hàng của nước này đang có những vấn đề xuất phát từ khối nợ xấu khổng lồ. Ngân hàng Bankia lớn thứ tư Tây Ban Nha tuần trước đã đề nghị chính phủ tài trợ 19 tỷ euro (24 tỷ USD), khoản tiền lớn nhất dành cho việc cứu trợ một ngân hàng trong lịch sử nước này.
Tình hình hiện nay của Bankia làm tăng thêm lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ đang cuốn theo Tây Ban Nha và phần còn lại của Eurozone./.
Lê Minh (TTXVN)