Chứng khoán châu Á đã rất khó khăn mới có thể giữ được mức tăng khiêm tốn trong phiên 16/3 do nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra trước thềm cuộc họp bàn về khả năng kéo dài mức lãi suất thấp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Chỉ số chứng khoán MSCI của châu Á (trừ Nhật Bản) đã tăng 0,3% trong phiên 16/3, sau khi lùi gần 1% phiên trước đó và rời khỏi mức cao nhất trong bảy tuần qua ghi trong tuần trước.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 kết thúc phiên giao dịch 16/3 khá trầm lắng ở mức 10.721,71 điểm, giảm 30,27 điểm (0,28%) so với phiên trước vì giới đầu tư chờ đợi cuộc họp của FED và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), với lo ngại đồng yên sẽ bị ảnh hưởng bởi kết quả các cuộc gặp này.
Theo điều tra của Reuters, hầu hết các ngân hàng lớn có giao dịch trực tiếp với FED đều cho rằng FED sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.
Chứng khoán Nhật Bản giảm giá trong phiên 16/3 còn là do hoạt động bán ra kiếm lời, nhất là đối với các cổ phiếu đã tăng giá mạnh trong thời gian gần đây như Honda Motor và Canon.
Tăng mạnh nhất trong các thị trường chứng khoán khu vực là chứng khoán Thái Lan với chỉ số chủ chốt tăng 1,4%. Hãng Morgan Stanley đã "thăng hạng" cho thị trường Thái Lan nhờ triển vọng kinh doanh khả quan của nhiều công ty Thái. Trong khi đó, chứng khoán Seoul lại đánh mất số điểm ghi được đầu phiên và khi kết thúc phiên 16/3 đã giảm 0,1%, dù cổ phiếu của Hyundai Motor tăng.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 56,17 điểm xuống 21.022,93 điểm do nỗi lo Trung Quốc thắt chặt tín dụng. Thế nhưng chứng khoán Trung Quốc lục địa lại ghi điểm, trong đó chỉ số Shanghai Composite Index tại Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) lại tăng 15,90 điểm lên 2.992,84 điểm./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của châu Á (trừ Nhật Bản) đã tăng 0,3% trong phiên 16/3, sau khi lùi gần 1% phiên trước đó và rời khỏi mức cao nhất trong bảy tuần qua ghi trong tuần trước.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 kết thúc phiên giao dịch 16/3 khá trầm lắng ở mức 10.721,71 điểm, giảm 30,27 điểm (0,28%) so với phiên trước vì giới đầu tư chờ đợi cuộc họp của FED và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), với lo ngại đồng yên sẽ bị ảnh hưởng bởi kết quả các cuộc gặp này.
Theo điều tra của Reuters, hầu hết các ngân hàng lớn có giao dịch trực tiếp với FED đều cho rằng FED sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.
Chứng khoán Nhật Bản giảm giá trong phiên 16/3 còn là do hoạt động bán ra kiếm lời, nhất là đối với các cổ phiếu đã tăng giá mạnh trong thời gian gần đây như Honda Motor và Canon.
Tăng mạnh nhất trong các thị trường chứng khoán khu vực là chứng khoán Thái Lan với chỉ số chủ chốt tăng 1,4%. Hãng Morgan Stanley đã "thăng hạng" cho thị trường Thái Lan nhờ triển vọng kinh doanh khả quan của nhiều công ty Thái. Trong khi đó, chứng khoán Seoul lại đánh mất số điểm ghi được đầu phiên và khi kết thúc phiên 16/3 đã giảm 0,1%, dù cổ phiếu của Hyundai Motor tăng.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 56,17 điểm xuống 21.022,93 điểm do nỗi lo Trung Quốc thắt chặt tín dụng. Thế nhưng chứng khoán Trung Quốc lục địa lại ghi điểm, trong đó chỉ số Shanghai Composite Index tại Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) lại tăng 15,90 điểm lên 2.992,84 điểm./.
Trang Nhung (Vietnam+)