Mở cửa phiên giao dịch ngày 17/2, chứng khoán Nhật Bản tăng 1,6% nhờ hy vọng về sự cải thiện mạnh của hoạt động xuất khẩu, song chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,1%, do nhà đầu tư chốt sau khi chỉ số này kết thúc tuần trước ở gần mức cao 16 tháng, trong lúc vẫn lo ngại về "vách đá tài chính" ở Mỹ.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 34,46 điểm, hay 0,15%, xuống 22.571,52 điểm, theo sau đà mất điểm trên Phố Wall do những lo ngại về tiến triển chậm trong các cuộc thương lượng về ngân sách ở Mỹ.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 1,24 điểm, hay 0,06%, xuống 1.993,8 điểm, sau khi đi lên mạnh mẽ vào cuối trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 10,18 điểm, hay 0,47%, lên 2.160,81 điểm, sau khi chính phủ cam kết duy trì các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tại cuộc họp chủ chốt vào cuối tuần.
Tại Mỹ, việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner chấp thuận đề xuất tăng thuế đối với người giàu đã dỡ bỏ một rào cản lớn đến từ phe Cộng hòa đối với việc đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề "vách đá tài chính."
Song những câu hỏi như như mức thu nhập nào sẽ chịu thuế, mức thuế là bao nhiêu và điều kiện đổi lại là gì hiện vẫn chưa có câu trả lời, mặc dù hạn chót cho việc đạt được thỏa thuận vào cuối năm đang tới gần.
Sự thất bại trong việc ngăn chặn "vách đá tài chính" có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái và ảnh hưởng tới đà phục hồi của các nền kinh tế khác như Trung Quốc.
Trong một động thái nhằm khôi phục niềm tin ở các thị trường chứng khoán Trung Quốc vốn đã để mất hơn 60% kể từ tháng 11/2007 và bị bỏ lại khá xa so với các thị trường khác đã phục hồi gần đây, cơ quan quản lý ngoại hối nước này đã dỡ bỏ mức trần 1 tỷ USD đối với các quỹ tài sản chủ quyền của nước ngoài, các ngân hàng trung ương và các cơ quan tiền tệ mua tài sản của Trung Quốc thông qua Chương trình đầu tư của các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện (QFII).
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các chính sách kinh tế ổn định trong năm 2013, trong khi tăng cường các cải cách để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn./.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 34,46 điểm, hay 0,15%, xuống 22.571,52 điểm, theo sau đà mất điểm trên Phố Wall do những lo ngại về tiến triển chậm trong các cuộc thương lượng về ngân sách ở Mỹ.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 1,24 điểm, hay 0,06%, xuống 1.993,8 điểm, sau khi đi lên mạnh mẽ vào cuối trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 10,18 điểm, hay 0,47%, lên 2.160,81 điểm, sau khi chính phủ cam kết duy trì các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tại cuộc họp chủ chốt vào cuối tuần.
Tại Mỹ, việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner chấp thuận đề xuất tăng thuế đối với người giàu đã dỡ bỏ một rào cản lớn đến từ phe Cộng hòa đối với việc đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề "vách đá tài chính."
Song những câu hỏi như như mức thu nhập nào sẽ chịu thuế, mức thuế là bao nhiêu và điều kiện đổi lại là gì hiện vẫn chưa có câu trả lời, mặc dù hạn chót cho việc đạt được thỏa thuận vào cuối năm đang tới gần.
Sự thất bại trong việc ngăn chặn "vách đá tài chính" có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái và ảnh hưởng tới đà phục hồi của các nền kinh tế khác như Trung Quốc.
Trong một động thái nhằm khôi phục niềm tin ở các thị trường chứng khoán Trung Quốc vốn đã để mất hơn 60% kể từ tháng 11/2007 và bị bỏ lại khá xa so với các thị trường khác đã phục hồi gần đây, cơ quan quản lý ngoại hối nước này đã dỡ bỏ mức trần 1 tỷ USD đối với các quỹ tài sản chủ quyền của nước ngoài, các ngân hàng trung ương và các cơ quan tiền tệ mua tài sản của Trung Quốc thông qua Chương trình đầu tư của các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện (QFII).
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các chính sách kinh tế ổn định trong năm 2013, trong khi tăng cường các cải cách để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn./.
Lê Minh (TTXVN)