Các thị trường chứng khoán phiên 2/6 tiếp tục nối gót đà mất điểm trên thị trường chứng khoán Phố Wall đêm trước, khi những căng thẳng về cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone thúc đẩy giới đầu tư giảm bớt các tài sản rủi ro trong danh mục vốn.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 0,9%.
Phiên 2/6 là phiên thứ hai các thị trường chứng khoán châu Á mất điểm, theo sau những tín hiệu xấu từ thị trường chứng khoán Mỹ, nơi các cổ phiếu bị mất giá mạnh vào cuối phiên 1/6, sau khi Chính phủ Mỹ thông báo bắt đầu điều tra cả hình sự lẫn dân sự đối với vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico, dấy lên khả năng các công ty dầu mỏ có thể sẽ phải chịu các khoản phạt nặng hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Trong phiên trước, chỉ số Dow Jone tại thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm 112,61 điểm (1,11%) xuống 10.024,02 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 giảm 108,59 điểm (1,12%) xuống 9.603,24 điểm, vì các nhà đầu tư hoang mang trước quyết định từ chức của Thủ tướng Yukio Hatoyama, do tỷ lệ ủng hộ của ông giảm mạnh sau khi ông không giữ đúng cam kết khi tham gia tranh cử rằng sẽ di dời căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa.
Tuy nhiên, ông Jackson Wong, Phó Chủ tịch Tanrich Securities ở Hongkong, tin rằng những nhân tố kéo thị trường chứng khoán châu Á đi xuống gồm cả cuộc khủng hoảng ở Eurozone và những tín hiệu tiêu cực từ Phố Wall chứ không riêng gì những tin tức chính trị ở Nhật Bản.
Ông Wong cho rằng sự ra đi của ông Hatoyama ban đầu thực ra lại là một tin tức khá tích cực, bởi khi Nhật Bản có Thủ tướng mới, người đó có thể sẽ có cái nhìn mới hơn về nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đã thúc đẩy giới đầu tư từ bỏ các tài sản có độ rủi ro cao, gồm cả các chứng khoán châu Á.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo đến cuối năm 2011, các ngân hàng trong khu vực có thể sẽ bị lỗ 195 tỷ euro do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, thị trường còn chịu tác động từ thông tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đã leo lên mức kỷ lục mới trong khi khu vực chế tạo có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Trên thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 25,15 điểm (0,13%) xuống 19.471,80 điểm; trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 0,6% xuống 4.387,80 điểm; còn chỉ số Weighted của Đài Loan mất 93,62 điểm (1,28%) xuống chốt phiên ở mức 7.195,71 điểm.
Phiên này riêng chỉ có thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng điểm, khi nhu cầu đầu cơ giá rẻ giúp hỗ trợ cổ phiếu các công ty bất động sản và chứng khoán sau đà mất điểm gần đây. Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên ghi thêm 3,14 điểm (0,12%) lên 2.571,42 điểm./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 0,9%.
Phiên 2/6 là phiên thứ hai các thị trường chứng khoán châu Á mất điểm, theo sau những tín hiệu xấu từ thị trường chứng khoán Mỹ, nơi các cổ phiếu bị mất giá mạnh vào cuối phiên 1/6, sau khi Chính phủ Mỹ thông báo bắt đầu điều tra cả hình sự lẫn dân sự đối với vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico, dấy lên khả năng các công ty dầu mỏ có thể sẽ phải chịu các khoản phạt nặng hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Trong phiên trước, chỉ số Dow Jone tại thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm 112,61 điểm (1,11%) xuống 10.024,02 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei-225 giảm 108,59 điểm (1,12%) xuống 9.603,24 điểm, vì các nhà đầu tư hoang mang trước quyết định từ chức của Thủ tướng Yukio Hatoyama, do tỷ lệ ủng hộ của ông giảm mạnh sau khi ông không giữ đúng cam kết khi tham gia tranh cử rằng sẽ di dời căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa.
Tuy nhiên, ông Jackson Wong, Phó Chủ tịch Tanrich Securities ở Hongkong, tin rằng những nhân tố kéo thị trường chứng khoán châu Á đi xuống gồm cả cuộc khủng hoảng ở Eurozone và những tín hiệu tiêu cực từ Phố Wall chứ không riêng gì những tin tức chính trị ở Nhật Bản.
Ông Wong cho rằng sự ra đi của ông Hatoyama ban đầu thực ra lại là một tin tức khá tích cực, bởi khi Nhật Bản có Thủ tướng mới, người đó có thể sẽ có cái nhìn mới hơn về nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đã thúc đẩy giới đầu tư từ bỏ các tài sản có độ rủi ro cao, gồm cả các chứng khoán châu Á.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo đến cuối năm 2011, các ngân hàng trong khu vực có thể sẽ bị lỗ 195 tỷ euro do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, thị trường còn chịu tác động từ thông tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đã leo lên mức kỷ lục mới trong khi khu vực chế tạo có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Trên thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 25,15 điểm (0,13%) xuống 19.471,80 điểm; trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 0,6% xuống 4.387,80 điểm; còn chỉ số Weighted của Đài Loan mất 93,62 điểm (1,28%) xuống chốt phiên ở mức 7.195,71 điểm.
Phiên này riêng chỉ có thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng điểm, khi nhu cầu đầu cơ giá rẻ giúp hỗ trợ cổ phiếu các công ty bất động sản và chứng khoán sau đà mất điểm gần đây. Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên ghi thêm 3,14 điểm (0,12%) lên 2.571,42 điểm./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)