Chứng khoán châu Á mất điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9 khi những lo ngại gia tăng về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, trong khi việc một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xin từ chức cũng tác động đến niềm tin của các nhà đầu tư.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 836,09 điểm, hay 4,21%, xuống 19.030,54 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 156,2 điểm, hay 3,72%, xuống 4.038,5 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 201,99 điểm, hay 2,31%, xuống 8.535,67 điểm, mức đóng cửa thấp nhất trong 29 tháng.
Các thị trường Seoul, Thượng Hải và Đài Bắc đóng cửa nghỉ lễ.
Hy Lạp cuối tuần qua thông báo sẽ cắt giảm ngân sách 2 tỷ euro theo yêu cầu được đặt ra trong gói cứu trợ đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) vả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cao ủy phụ trách kinh tế của EU, Olli Rehn, hoan nghênh nỗ lực này và nói một nhóm làm việc sẽ tới Athens trong vài ngày tới để xem xét khoản cho vay tiếp theo cho Hy Lạp trong gói cứu trợ thứ nhất.
Tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính châu Âu đang chia rẽ về việc giải quyết những trở ngại đối với gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp đã được đồng ý về nguyên tắc vào tháng 7. Thậm chí, Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler còn nói châu Âu không còn loại trừ tình huống vỡ nợ của Hy Lạp.
Tạp chí Der Spiegel đưa tin Chính phủ Đức đang chuẩn bị hai kế hoạch để đối phó với tình huống này.
Bên cạnh đó, việc ông Juergen Stark - một thành viên Hội đồng quản trị ECB, người phản đối ngân hàng này mua trái phiếu của các nước đang mắc nợ - từ chức đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong ECB về cách thức đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ.
Theo Giám đốc quản lý Charlie Aitken ở Sydney, Bell Potter, tình hình hiện nay ở châu Âu rõ ràng sẽ không được giải quyết ổn thỏa và việc đồng euro mất giá mạnh có thể là dấu hiệu về sự vỡ nợ của Hy Lạp, kéo theo đó là quá trình tái vốn hóa các ngân hàng châu Âu. Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào Hy Lạp, nơi cuộc khủng hoảng nợ đã trở nên rất nghiêm trọng và việc vỡ nợ được cho rằng chỉ là vấn đề thời gian.
Cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương G7 đã không đạt được bất kỳ một kết luận cụ thể nào cũng đã gây thất vọng cho các nhà đầu tư vốn hy vọng nhóm này sẽ cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giữ vững nền tảng của các thị trường tài chính./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 836,09 điểm, hay 4,21%, xuống 19.030,54 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 156,2 điểm, hay 3,72%, xuống 4.038,5 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 201,99 điểm, hay 2,31%, xuống 8.535,67 điểm, mức đóng cửa thấp nhất trong 29 tháng.
Các thị trường Seoul, Thượng Hải và Đài Bắc đóng cửa nghỉ lễ.
Hy Lạp cuối tuần qua thông báo sẽ cắt giảm ngân sách 2 tỷ euro theo yêu cầu được đặt ra trong gói cứu trợ đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) vả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cao ủy phụ trách kinh tế của EU, Olli Rehn, hoan nghênh nỗ lực này và nói một nhóm làm việc sẽ tới Athens trong vài ngày tới để xem xét khoản cho vay tiếp theo cho Hy Lạp trong gói cứu trợ thứ nhất.
Tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính châu Âu đang chia rẽ về việc giải quyết những trở ngại đối với gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp đã được đồng ý về nguyên tắc vào tháng 7. Thậm chí, Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler còn nói châu Âu không còn loại trừ tình huống vỡ nợ của Hy Lạp.
Tạp chí Der Spiegel đưa tin Chính phủ Đức đang chuẩn bị hai kế hoạch để đối phó với tình huống này.
Bên cạnh đó, việc ông Juergen Stark - một thành viên Hội đồng quản trị ECB, người phản đối ngân hàng này mua trái phiếu của các nước đang mắc nợ - từ chức đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong ECB về cách thức đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ.
Theo Giám đốc quản lý Charlie Aitken ở Sydney, Bell Potter, tình hình hiện nay ở châu Âu rõ ràng sẽ không được giải quyết ổn thỏa và việc đồng euro mất giá mạnh có thể là dấu hiệu về sự vỡ nợ của Hy Lạp, kéo theo đó là quá trình tái vốn hóa các ngân hàng châu Âu. Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào Hy Lạp, nơi cuộc khủng hoảng nợ đã trở nên rất nghiêm trọng và việc vỡ nợ được cho rằng chỉ là vấn đề thời gian.
Cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương G7 đã không đạt được bất kỳ một kết luận cụ thể nào cũng đã gây thất vọng cho các nhà đầu tư vốn hy vọng nhóm này sẽ cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giữ vững nền tảng của các thị trường tài chính./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)