Các thị trường chứng khoán châu Á đã đảo chiều đi lên mạnh mẽ trong phiên chiều cuối tuần ngày 29/6, sau khi cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng trị giá 150 tỷ USD.
Các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng nhất trí sẽ sử dụng quỹ hỗ trợ của khối này để trực tiếp cứu nguy cho các ngân hàng đang gặp khó khăn và hạ bớt chi phí vay mượn cho các nước nợ nần - động thái được cho là mở ra khả năng sẽ có một gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Tây Ban Nha và Italy.
Đồng euro cũng bật mạnh lên hơn 1,2% sau sự đồng thuận được cho là bất ngờ trên, kết quả của các cuộc thảo luận căng thẳng kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ giữa các nhà lãnh đạo của EU.
Vốn không mấy hy vọng vào một kết quả tích cực từ hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày (28-29/6) này, các thị trường cổ phiếu đã nhanh chóng bật dậy sau thông tin trên, đưa giá trị các cổ phiếu, từ vùng đỏ vào lúc mở phiên, chuyển sang vùng xanh, với hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng mạnh.
Đóng cửa phiên 29/6, Nikkei 225 của Nhật Bản tăng khá mạnh, thêm 132,67 điểm, lên 9.006,78 điểm (trở lại ngưỡng 9.000 điểm); Kospi của Hàn Quốc tăng 34,83 điểm lên 1.854,01 điểm; S&P/ASX200 của Australia tiến thêm 49,8 điểm, lên 4.094,6 điểm.
Tại Trung Quốc, hai chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong cũng bật mạnh, hòa chung cùng xu hướng đảo chiều đi lên của cả khu vực. Chốt phiên, cả hai chỉ số trên đều lần lượt tăng mạnh 29,59 điểm và 416,19 điểm lên tương ứng là 2.225.43 điểm và 19.441,46 điểm.
Thỏa thuận vừa được ký kết tại Hội nghị ở Brussels (Bỉ) này mở đường cho Quỹ cứu trợ Khu vực Eurozone trị giá 500 tỷ euro (630 tỷ USD) có thể tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng trong khu vực đang gặp khó khăn mà không phải thông qua ngân sách quốc gia của các nước. Tuy nhiên, triển vọng này sẽ chỉ xảy ra sau khi một cơ quan giám sát các ngân hàng trên toàn châu Âu được thành lập, dự kiến sẽ vào cuối năm nay.
Các nhà lãnh đạo châu Âu còn nhất trí về việc các quỹ cứu trợ sẽ được sử dụng "một cách linh hoạt và hiệu quả nhằm bình ổn các thị trường." Điều này đồng nghĩa với việc các quỹ sẽ mua lại trái phiếu của các nước nợ nần để giảm chi phí vay mượn vốn đã làm kiệt quệ các quốc gia như Tây Ban Nha và Italy.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ca ngợi thỏa thuận trên như là "một bước đột phá thực sự" giúp trấn an các thị trường tài chính và tái định hình Khu vực Eurozone để ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ./.
Các nhà lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng nhất trí sẽ sử dụng quỹ hỗ trợ của khối này để trực tiếp cứu nguy cho các ngân hàng đang gặp khó khăn và hạ bớt chi phí vay mượn cho các nước nợ nần - động thái được cho là mở ra khả năng sẽ có một gói cứu trợ khẩn cấp dành cho Tây Ban Nha và Italy.
Đồng euro cũng bật mạnh lên hơn 1,2% sau sự đồng thuận được cho là bất ngờ trên, kết quả của các cuộc thảo luận căng thẳng kéo dài hơn 13 giờ đồng hồ giữa các nhà lãnh đạo của EU.
Vốn không mấy hy vọng vào một kết quả tích cực từ hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày (28-29/6) này, các thị trường cổ phiếu đã nhanh chóng bật dậy sau thông tin trên, đưa giá trị các cổ phiếu, từ vùng đỏ vào lúc mở phiên, chuyển sang vùng xanh, với hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng mạnh.
Đóng cửa phiên 29/6, Nikkei 225 của Nhật Bản tăng khá mạnh, thêm 132,67 điểm, lên 9.006,78 điểm (trở lại ngưỡng 9.000 điểm); Kospi của Hàn Quốc tăng 34,83 điểm lên 1.854,01 điểm; S&P/ASX200 của Australia tiến thêm 49,8 điểm, lên 4.094,6 điểm.
Tại Trung Quốc, hai chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong cũng bật mạnh, hòa chung cùng xu hướng đảo chiều đi lên của cả khu vực. Chốt phiên, cả hai chỉ số trên đều lần lượt tăng mạnh 29,59 điểm và 416,19 điểm lên tương ứng là 2.225.43 điểm và 19.441,46 điểm.
Thỏa thuận vừa được ký kết tại Hội nghị ở Brussels (Bỉ) này mở đường cho Quỹ cứu trợ Khu vực Eurozone trị giá 500 tỷ euro (630 tỷ USD) có thể tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng trong khu vực đang gặp khó khăn mà không phải thông qua ngân sách quốc gia của các nước. Tuy nhiên, triển vọng này sẽ chỉ xảy ra sau khi một cơ quan giám sát các ngân hàng trên toàn châu Âu được thành lập, dự kiến sẽ vào cuối năm nay.
Các nhà lãnh đạo châu Âu còn nhất trí về việc các quỹ cứu trợ sẽ được sử dụng "một cách linh hoạt và hiệu quả nhằm bình ổn các thị trường." Điều này đồng nghĩa với việc các quỹ sẽ mua lại trái phiếu của các nước nợ nần để giảm chi phí vay mượn vốn đã làm kiệt quệ các quốc gia như Tây Ban Nha và Italy.
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy ca ngợi thỏa thuận trên như là "một bước đột phá thực sự" giúp trấn an các thị trường tài chính và tái định hình Khu vực Eurozone để ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ./.
Thùy Chi (TTXVN)