Trong phiên giao dịch ngày 10/1, chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc, theo sau đà tăng điểm của Phố Wall trong phiên trước, nhờ sự xuất hiện của các số liệu lạc quan về kinh tế Mỹ.
Chứng khóa tăng bất chấp cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Pháp và Đức vào ngày 9/1 nhằm tìm ra biện pháp giải cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khỏi cuộc khủng hoảng nợ, chưa nhận được những phản ứng tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 31,19 điểm, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 8.422,26 điểm. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng ghi thêm 26,73 điểm (1,46%), lên 1.848,41 điểm, còn chỉ số S&P/ASX200 của Asutralia tăng 46,8 điểm (1,14%), lên 4.152,2 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng này, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng chốt phiên với “sắc xanh," khi mà chỉ số Hang Sheng và Shanghai Composite lần lượt tăng 138,56 điểm (0,73%) và 59,85 điểm (2,69%) lên 19.004,28 điểm và 2.285,74 điểm.
Các số liệu mới đây từ Chính phủ Mỹ cho hay tín dụng tiêu dùng tại nước này trong tháng 11/2011 tăng tới 9,9%, mức tăng mạnh nhất trong một thập kỷ qua. Trong khi đó, chi tiêu từ thẻ tín dụng tăng 8,5 %, còn các khoản cho vay ưu đãi, bao gồm các khoản cho vay hỗ trợ việc học đại học và mua ôtô, cũng tăng 107%.
Hòa thêm vào các số liệu tích cực nói trên là các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới dần được cải thiện, khi mà tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng giảm còn số việc làm mới được tạo ra đã vượt ngoài dự kiến.
Tuy nhiên, những thông tin đáng khích lệ từ Washington không đủ để giúp các chỉ số chứng khoán ghi nhận một phiên tăng điểm mạnh, bởi báo cáo của Chính phủ Trung Quốc vừa cho hay tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của nước này trong tháng 12/2011 chỉ ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua, phản ánh sự yếu kém của nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 9/1, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì sắc xanh, do giới đầu tư đang hướng sự tập trung vào sự khởi động không chính thức mùa công bố kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý IV/2011, sẽ diễn ra ngay sau khi đóng cửa phiên này.
Chốt phiên giao dịch 9/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 32,77 điểm, tương đương 0,26%, đóng cửa ở mức 12.392,69 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng nhẹ 2,89 điểm (0,23%) lên 1.280,70 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng chỉ tăng 2,34 điểm (0,09%), lên 2.676,56 điểm.
Đáng chú ý là báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2011 của tập đoàn nhôm Alcoa, khi thông báo thua lỗ 193 triệu USD, do chi phí tái cấu trúc và sự sụt giảm của giá nhôm. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Alcoa vẫn tăng 2,9%, lên 9,42 USD/cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch 9/1, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại diễn biến theo hướng ngược lại, khi các chỉ số đồng loạt lao dốc, sau cuộc hội đàm của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, nhằm tìm cách tăng cường các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, đồng thời nhấn mạnh rằng thỏa thuận về các quy tắc trong việc thắt chặt ngân sách đối với các thành viên của Liên minh châu Âu (ngoại trừ Anh) sẽ được ký kết vào ngày 1/3/2012.
Trong khi đó, giới đầu tư cũng đang tỏ ra thận trọng trước đợt phát hành trái phiếu chính phủ đầu tiên trong năm 2012 của Italy và Tây Ban Nha, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy tiếp tục tăng trong ngày 9/1 và chạm mức 7,16%, sau khi Chính phủ nước này thông báo kế hoạch bán 8,5 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 12 tháng vào ngày 12/1.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 0,66%, xuống 5.612,26 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,31%, xuống 3.127,69 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 0,67%, xuống 6.017,23 điểm./.
Chứng khóa tăng bất chấp cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Pháp và Đức vào ngày 9/1 nhằm tìm ra biện pháp giải cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khỏi cuộc khủng hoảng nợ, chưa nhận được những phản ứng tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 31,19 điểm, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 8.422,26 điểm. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng ghi thêm 26,73 điểm (1,46%), lên 1.848,41 điểm, còn chỉ số S&P/ASX200 của Asutralia tăng 46,8 điểm (1,14%), lên 4.152,2 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng này, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng chốt phiên với “sắc xanh," khi mà chỉ số Hang Sheng và Shanghai Composite lần lượt tăng 138,56 điểm (0,73%) và 59,85 điểm (2,69%) lên 19.004,28 điểm và 2.285,74 điểm.
Các số liệu mới đây từ Chính phủ Mỹ cho hay tín dụng tiêu dùng tại nước này trong tháng 11/2011 tăng tới 9,9%, mức tăng mạnh nhất trong một thập kỷ qua. Trong khi đó, chi tiêu từ thẻ tín dụng tăng 8,5 %, còn các khoản cho vay ưu đãi, bao gồm các khoản cho vay hỗ trợ việc học đại học và mua ôtô, cũng tăng 107%.
Hòa thêm vào các số liệu tích cực nói trên là các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới dần được cải thiện, khi mà tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng giảm còn số việc làm mới được tạo ra đã vượt ngoài dự kiến.
Tuy nhiên, những thông tin đáng khích lệ từ Washington không đủ để giúp các chỉ số chứng khoán ghi nhận một phiên tăng điểm mạnh, bởi báo cáo của Chính phủ Trung Quốc vừa cho hay tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của nước này trong tháng 12/2011 chỉ ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua, phản ánh sự yếu kém của nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 9/1, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì sắc xanh, do giới đầu tư đang hướng sự tập trung vào sự khởi động không chính thức mùa công bố kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý IV/2011, sẽ diễn ra ngay sau khi đóng cửa phiên này.
Chốt phiên giao dịch 9/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 32,77 điểm, tương đương 0,26%, đóng cửa ở mức 12.392,69 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng nhẹ 2,89 điểm (0,23%) lên 1.280,70 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng chỉ tăng 2,34 điểm (0,09%), lên 2.676,56 điểm.
Đáng chú ý là báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2011 của tập đoàn nhôm Alcoa, khi thông báo thua lỗ 193 triệu USD, do chi phí tái cấu trúc và sự sụt giảm của giá nhôm. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Alcoa vẫn tăng 2,9%, lên 9,42 USD/cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch 9/1, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại diễn biến theo hướng ngược lại, khi các chỉ số đồng loạt lao dốc, sau cuộc hội đàm của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, nhằm tìm cách tăng cường các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, đồng thời nhấn mạnh rằng thỏa thuận về các quy tắc trong việc thắt chặt ngân sách đối với các thành viên của Liên minh châu Âu (ngoại trừ Anh) sẽ được ký kết vào ngày 1/3/2012.
Trong khi đó, giới đầu tư cũng đang tỏ ra thận trọng trước đợt phát hành trái phiếu chính phủ đầu tiên trong năm 2012 của Italy và Tây Ban Nha, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italy tiếp tục tăng trong ngày 9/1 và chạm mức 7,16%, sau khi Chính phủ nước này thông báo kế hoạch bán 8,5 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 12 tháng vào ngày 12/1.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 0,66%, xuống 5.612,26 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,31%, xuống 3.127,69 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 0,67%, xuống 6.017,23 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)