Chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên giao dịch ngày 25/10, khi cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) cuối tuần qua đạt được thỏa thuận về việc ngăn chặn cuộc chiến tiền tệ đang đe dọa đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tại cuộc họp, các nước quyết tâm tránh việc làm yếu đồng tiền nhằm thúc đẩy xuất khẩu, điều có thể làm nổ ra một cuộc chiến thương mại trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, tuyên bố chung của G20 đã không đưa ra được một mục tiêu cụ thể nào.
Các nước ở châu Á và các khu vực khác đang nỗ lực kiềm chế đà tăng giá đồng tiền giữa lúc đồng USD vẫn yếu, với lo ngại hàng hóa xuất khẩu của họ sẽ kém cạnh tranh hơn. Trong khi đó, đồng NDT của Trung Quốc lại bị định giá quá thấp so với đồng USD, để giúp các nhà xuất khẩu nước này có được lợi thế một cách không công bằng.
Theo chiến lược gia cấp cao về ngoại hối Sue Trinh thuộc Royal Bank of Canada tại Hongkong, dường như thị trường cho rằng cuộc họp của G20 đã bật đèn xanh cho việc tiếp tục xu hướng làm yếu đồng USD.
Các nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý tới cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 2-3/11, với nhận định có thể ngân hàng này sẽ in tiền để mua các tài sản trong tháng tới-điều có thể gây sức ép lên thị trường chứng khoán.
Các nhà giao dịch sẽ căn cứ vào bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào lúc 12 giờ 30 GMT để phán đoán về quy mô của chương trình mua tài sản của ngân hàng này.
Các nhà đầu tư đã tăng cường mua vào cổ phiếu trong nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực tài chính, năng lượng và hàng hóa. Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,6%, sau khi giảm 1,2% trong phiên đóng cửa cuối tuần trước.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,4%, lên 4.713,6 điểm, giữa lúc có tin Singapore Exchange muốn mua ASX - nhà điều hành thị trường chứng khoán Australia - với giá 8,3 tỷ USD. Công ty sau khi hợp nhất sẽ là công ty lớn thứ 5 trên thế giới về giá trị trị trường và là thị trường chứng khoán lớn thứ hai ở châu Á về số công ty niêm yết. Giá cổ phiếu của ASX tăng hơn 20%.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 76,38 điểm, hay 2,57%, lên 3.051,42 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 18,4 điểm, hay 0,97%, lên 1.915,71 điểm - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 24/12/2007. Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 110,37 điểm, hay 0,47%, lên 23.627,91 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 25,55 điểm, hay 0,27%, xuống 9.401,16 điểm. Chứng khoán nước này đi xuống do đồng yen tăng giá so với đồng USD và thông tin xuất khẩu của nước này trong tháng Chín vừa qua chậm lại và tăng trưởng ở tốc độ chậm nhất trong năm nay, do nhu cầu bên ngoài giảm và đồng yen mạnh./.
Tại cuộc họp, các nước quyết tâm tránh việc làm yếu đồng tiền nhằm thúc đẩy xuất khẩu, điều có thể làm nổ ra một cuộc chiến thương mại trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, tuyên bố chung của G20 đã không đưa ra được một mục tiêu cụ thể nào.
Các nước ở châu Á và các khu vực khác đang nỗ lực kiềm chế đà tăng giá đồng tiền giữa lúc đồng USD vẫn yếu, với lo ngại hàng hóa xuất khẩu của họ sẽ kém cạnh tranh hơn. Trong khi đó, đồng NDT của Trung Quốc lại bị định giá quá thấp so với đồng USD, để giúp các nhà xuất khẩu nước này có được lợi thế một cách không công bằng.
Theo chiến lược gia cấp cao về ngoại hối Sue Trinh thuộc Royal Bank of Canada tại Hongkong, dường như thị trường cho rằng cuộc họp của G20 đã bật đèn xanh cho việc tiếp tục xu hướng làm yếu đồng USD.
Các nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý tới cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 2-3/11, với nhận định có thể ngân hàng này sẽ in tiền để mua các tài sản trong tháng tới-điều có thể gây sức ép lên thị trường chứng khoán.
Các nhà giao dịch sẽ căn cứ vào bài phát biểu của Chủ tịch FED Ben Bernanke vào lúc 12 giờ 30 GMT để phán đoán về quy mô của chương trình mua tài sản của ngân hàng này.
Các nhà đầu tư đã tăng cường mua vào cổ phiếu trong nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực tài chính, năng lượng và hàng hóa. Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,6%, sau khi giảm 1,2% trong phiên đóng cửa cuối tuần trước.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,4%, lên 4.713,6 điểm, giữa lúc có tin Singapore Exchange muốn mua ASX - nhà điều hành thị trường chứng khoán Australia - với giá 8,3 tỷ USD. Công ty sau khi hợp nhất sẽ là công ty lớn thứ 5 trên thế giới về giá trị trị trường và là thị trường chứng khoán lớn thứ hai ở châu Á về số công ty niêm yết. Giá cổ phiếu của ASX tăng hơn 20%.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 76,38 điểm, hay 2,57%, lên 3.051,42 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 18,4 điểm, hay 0,97%, lên 1.915,71 điểm - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 24/12/2007. Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 110,37 điểm, hay 0,47%, lên 23.627,91 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 25,55 điểm, hay 0,27%, xuống 9.401,16 điểm. Chứng khoán nước này đi xuống do đồng yen tăng giá so với đồng USD và thông tin xuất khẩu của nước này trong tháng Chín vừa qua chậm lại và tăng trưởng ở tốc độ chậm nhất trong năm nay, do nhu cầu bên ngoài giảm và đồng yen mạnh./.
(TTXVN/Vietnam+)