Cuối phiên 28/2 tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 95,89 điểm lên12.226,34 điểm, trong khi chỉ số công nghệ cao Nasdaq cũng tăng 1,22 điểm lên2.782,27 điểm, chủ yếu nhờ những thông tin lạc quan về hoạt động mua bán và sápnhập của các doanh nghiệp Mỹ.
Bước sang phiên 1/3 tại châu Á, các thị trường chứng khoán chủ chốt hút kháchmua sau khi nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng rộng là ông Warren Buffett đưa ra nhữngnhận định lạc quan về thị trường chứng khoán nói chung, cho dù tăng trưởng củalĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
Ông Buffett, Chủ tịch Berkshire Hathaway Inc., nói với các cổ đông của hãng rằngcần phải có những vụ thu mua lớn và đây là dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu vẫnthấp.
Tại nhiều nơi ở châu Á, lạm phát và các biện pháp chống lạm phát tiếp tục là tâmđiểm của việc hoạch định chính sách. Lạm phát được coi là một trong những nguycơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế caocủa các thị trường đang nổi ở châu Á vẫn khuyến khích đầu tư vào chứng khoán nơiđây.
Kết thúc phiên 1/3 tại Tokyo, đồng yên yếu đi, giá dầu bớt "nóng" và lòng tingia tăng về đà hồi phục kinh tế Mỹ đã giúp chỉ số Nikkei 225 tăng mạnh 129,94điểm lên 10.754,03 điểm.
Tại Hong Kong, sau đợt sụt giảm mạnh trong tuần trước, chỉ số Hang Seng đã tăngtrở lại phiên thứ ba liên tiếp. Theo đó, chỉ số này nhích thêm 58,40 điểm lên23.396,42 điểm, đạt giá trị giao dịch 10,64 tỷ USD.
Chỉ số Composite tại thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loạiA và B) cũng tăng 13,72 điểm lên 2.918,92 điểm cùng với những hy vọng về lạmphát trong nước dịu lại trong tháng 2/2011. Chỉ số này có thể còn tăng mạnh hơnnếu không có nỗi lo kéo dài về đà tăng giá nhiên liệu và nguyên liệu thô ở TrungQuốc./.