Sự đi lên của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đã dẫn đầu xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 27/2, đưa chỉ số Dow Jones vượt ngưỡng 13.000 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này lại bất ngờ để tuột mất đà tăng vào cuối phiên.
Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều mở cửa trong “sắc đỏ,” sau khi các bộ trưởng tài chính thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vừa tuyên bố vào cuối tuần qua rằng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cần phải tăng cường bức tường lửa tài chính trước khi các quốc gia khác ủng hộ thêm tiền cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu sau đợt phục hồi gần đây và các số liệu cho thấy thị trường nhà ở Mỹ đang dần được cải thiện đã giúp chứng khoán Mỹ đảo chiều đi lên.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 1,44 điểm (0,01%), xuống còn 12.981,51 điểm, sau khi có lúc “vọt” lên mức 13.027 điểm vào giữa phiên.
Chỉ số S&P 500 tăng 1,85 điểm (0,14%) lên 1,367.59 điểm, mức cao nhất kể từ đầu tháng 6/2008. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng ghi thêm 2,41 điểm (0,08%) lên 2.966,16 điểm.
Hiệp hội Nhà đất Mỹ (NAR) cho biết chỉ số nhà chờ bán của Mỹ trong tháng 1/2012 tăng 2%, lên 97 điểm, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 4/2010.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ New York cũng vừa dứt chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp và giảm 1,21 USD/thùng vào ngày 27/2, giá dầu Brent Biển Bắc cũng giảm 1,3 USD/thùng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục xu hướng mất điểm, do những bế tắc của các nước trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,33% xuống còn 5.915,55 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng mất 0,74%, còn 3.441,45 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng giảm 0,22%, đóng cửa ở mức 6.849,60 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 28/2, hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á cũng đồng loạt “lao dốc”, do những bất ổn của nền kinh tế châu Âu và diễn biến lình xình của chứng khoán Mỹ trong đêm trước.
Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 66,81 điểm (0,69%), xuống 9.567,12 điểm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Chỉ số Shanghai Composite giảm không đáng kể 0,69 điểm (0,03%), xuống 2.446,37, còn chỉ số Hang Seng lại tăng tới 107, 83 điểm (0,51%), lên 21.325,69 điểm./.
Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều mở cửa trong “sắc đỏ,” sau khi các bộ trưởng tài chính thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vừa tuyên bố vào cuối tuần qua rằng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cần phải tăng cường bức tường lửa tài chính trước khi các quốc gia khác ủng hộ thêm tiền cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá dầu sau đợt phục hồi gần đây và các số liệu cho thấy thị trường nhà ở Mỹ đang dần được cải thiện đã giúp chứng khoán Mỹ đảo chiều đi lên.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 1,44 điểm (0,01%), xuống còn 12.981,51 điểm, sau khi có lúc “vọt” lên mức 13.027 điểm vào giữa phiên.
Chỉ số S&P 500 tăng 1,85 điểm (0,14%) lên 1,367.59 điểm, mức cao nhất kể từ đầu tháng 6/2008. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng ghi thêm 2,41 điểm (0,08%) lên 2.966,16 điểm.
Hiệp hội Nhà đất Mỹ (NAR) cho biết chỉ số nhà chờ bán của Mỹ trong tháng 1/2012 tăng 2%, lên 97 điểm, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 4/2010.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ New York cũng vừa dứt chuỗi 7 ngày tăng liên tiếp và giảm 1,21 USD/thùng vào ngày 27/2, giá dầu Brent Biển Bắc cũng giảm 1,3 USD/thùng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục xu hướng mất điểm, do những bế tắc của các nước trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,33% xuống còn 5.915,55 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng mất 0,74%, còn 3.441,45 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng giảm 0,22%, đóng cửa ở mức 6.849,60 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 28/2, hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á cũng đồng loạt “lao dốc”, do những bất ổn của nền kinh tế châu Âu và diễn biến lình xình của chứng khoán Mỹ trong đêm trước.
Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 66,81 điểm (0,69%), xuống 9.567,12 điểm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Chỉ số Shanghai Composite giảm không đáng kể 0,69 điểm (0,03%), xuống 2.446,37, còn chỉ số Hang Seng lại tăng tới 107, 83 điểm (0,51%), lên 21.325,69 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)