Trong phiên giao dịch ngày 17/12, trong khi hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, thị trường Nhật Bản và Trung Quốc tăng vọt sau chiến thắng vang dội của phe đối lập ở Nhật Bản và các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc cam kết sẽ tăng chi tiêu nếu cần để chống đỡ đà phục hồi kinh tế chưa thật sự vững chắc.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,5%, kết thúc chuỗi lên điểm trong 8 ngày. Chốt phiên, chỉ số S&P/ASX200 của Ôxtrâylia giảm 9,7 điểm, hay 0,21%, xuống 4.573,4 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 92,37 điểm, hay 0,41%, xuống 22.513,61 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 11,98 điểm, hay 0,6%, xuống 1.983,06 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 67,49 điểm, hay 0,87%, xuống 7.631,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 9,72 điểm, hay 0,45%, lên 2.160,34 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 91,32 điểm, hay 0,94%, lên 9.828,88 điểm.
Trước đó, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 9.882,98 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 4, sau thắng lợi của đảng Dân chủ tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện vừa qua. Chủ tịch LDP Shinzo Abe, người gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng nước này, cam kết tăng đầu tư cho các công trình công cộng và đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 3%.
Ông Abe có thể sẽ gây sức ép đối với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc thực thi các chính sách mạnh mẽ hơn nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi bẫy giảm phát. Kết quả bầu cử tại Nhật Bản được cho là đã củng cố lòng tin của các nhà đầu tư trong khu vực.
Tại Trung Quốc, các nhà lãnh đạo mới cam kết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa tiên phong và chính sách tiền tệ thận trọng trong năm 2013, tức sẵn sàng tăng chi tiêu nếu cần và duy trì dòng tín dụng dễ dàng nếu lạm phát vẫn ở mức thấp, đồng thời sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Giới phân tích cho rằng đó không phải là tin bất ngờ, song có nghĩa các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách kích thích kinh tế và điều này sẽ có tác động tích cực về lâu dài. Sự lạc quan này không kéo được các thị trường khác ở châu Á lên, sau khi đã giảm nhẹ.
Các nhà giao dịch cũng hướng sự chú ý tới Washington, nơi đang diễn ra các cuộc thương lượng về một thỏa thuận nhằm tránh "vách đá tài chính."
Cuối tuần qua, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã đề xuất tăng thuế đối với các triệu phú để bổ sung 460 tỷ USD vào nguồn thu ngân sách trong thập kỷ tới. Mặc dù con số này mới chỉ là một nửa mức mà Tổng thống Barack Obama muốn, song đó là một nhượng bộ quan trọng của đảng Cộng hòa khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến hạn chót cho việc đạt được thỏa thuận./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,5%, kết thúc chuỗi lên điểm trong 8 ngày. Chốt phiên, chỉ số S&P/ASX200 của Ôxtrâylia giảm 9,7 điểm, hay 0,21%, xuống 4.573,4 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 92,37 điểm, hay 0,41%, xuống 22.513,61 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 11,98 điểm, hay 0,6%, xuống 1.983,06 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 67,49 điểm, hay 0,87%, xuống 7.631,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 9,72 điểm, hay 0,45%, lên 2.160,34 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 91,32 điểm, hay 0,94%, lên 9.828,88 điểm.
Trước đó, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 9.882,98 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 4, sau thắng lợi của đảng Dân chủ tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện vừa qua. Chủ tịch LDP Shinzo Abe, người gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng nước này, cam kết tăng đầu tư cho các công trình công cộng và đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 3%.
Ông Abe có thể sẽ gây sức ép đối với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc thực thi các chính sách mạnh mẽ hơn nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi bẫy giảm phát. Kết quả bầu cử tại Nhật Bản được cho là đã củng cố lòng tin của các nhà đầu tư trong khu vực.
Tại Trung Quốc, các nhà lãnh đạo mới cam kết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa tiên phong và chính sách tiền tệ thận trọng trong năm 2013, tức sẵn sàng tăng chi tiêu nếu cần và duy trì dòng tín dụng dễ dàng nếu lạm phát vẫn ở mức thấp, đồng thời sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Giới phân tích cho rằng đó không phải là tin bất ngờ, song có nghĩa các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách kích thích kinh tế và điều này sẽ có tác động tích cực về lâu dài. Sự lạc quan này không kéo được các thị trường khác ở châu Á lên, sau khi đã giảm nhẹ.
Các nhà giao dịch cũng hướng sự chú ý tới Washington, nơi đang diễn ra các cuộc thương lượng về một thỏa thuận nhằm tránh "vách đá tài chính."
Cuối tuần qua, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã đề xuất tăng thuế đối với các triệu phú để bổ sung 460 tỷ USD vào nguồn thu ngân sách trong thập kỷ tới. Mặc dù con số này mới chỉ là một nửa mức mà Tổng thống Barack Obama muốn, song đó là một nhượng bộ quan trọng của đảng Cộng hòa khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến hạn chót cho việc đạt được thỏa thuận./.
Lê Minh (TTXVN)