Tiếp nối cú "nhảy dựng" trên các sàn chứng khoán Âu, Mỹ phiên liền trước (6/9), chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 7/9 cũng đang bật tăng "tưng bừng" với cả ba chỉ số chính trong khu vực đều đang xanh ngắt. Nguyên nhân của diễn biến tích cực này là quyết định của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại cuộc họp vào cuối ngày hôm qua 6/9.
Thể chế tài chính này chính thức công bố một chương trình mua lại trái phiếu "không giới hạn" của các quốc gia đang nợ nần chồng chất ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhằm giúp làm dịu bớt cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Ngay từ những phút giao dịch đầu tiên của phiên cuối tuần, cả ba thị trường chủ chốt của châu Á đều tăng mạnh, với Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 17,30 điểm, tương đương tăng lên 2.069,22 điểm; Hang Seng của Hong Kong tăng thêm 325,44 điểm (1,69%) lên 19.534,74 điểm và Nikkei 225 của Nhật lấy lại 140,80 điểm (1,62%) lên 8.821,37 điểm.
Theo giới phân tích, quyết định được chờ đợi lâu nay của ECB đã được các thị trường tiếp nhận tích cực, giải tỏa tâm lý lo ngại và thận trọng của giới đầu tư - nguyên nhân khiến các thị trường cổ phiếu từ Đông sang Tây ảm đạm thời gian gần đây.
Đêm trước (6/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng tăng vọt, với các mức tăng ấn tượng, lên các mức cao nhất trong vòng 4 năm qua sau khi Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, công bố ngân hàng này sẽ mua lại "không hạn chế" các trái phiếu chính phủ ngắn hạn của Khu vực Eurozone, nhằm cứu vãn đồng euro và giảm bớt gánh nặng chi phí vay mượn của các "con nợ" trong khu vực.
Dẫn đầu mức tăng là các cổ phiếu của ngành ngân hàng, với các mức tăng rất mạnh (Bank of America tăng 5,0%; JPMorgan Chase tăng 4,3%) và các cổ phiếu công nghệ (Microsoft tăng 3,1%; Google tiến thêm 2,7% và Cisco vọt thêm 4,4%).
Đóng cửa phiên 6/9, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng vọt, trong đó Dow Jones tiến thêm 244,52 điểm (1,87%) lên 13.292,00 điểm - mức đóng cửa cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 12/2007; Standard & Poor's 500 lao thêm 28,68 điểm (2,04%) lên 1.432,12 điểm - mức đỉnh kể từ tháng 1/2008 trong khi Nasdaq nhảy 66,54 điểm (2,17%) lên chạm 3.135,81 điểm - mức cao nhất trong 12 năm qua của chỉ số này.
Cùng ngày ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng "lao vút", với cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng mạnh. FTSE 100 của Luân Đôn tăng 2,11% lên 5.777,34 điểm; DAX 30 của Đức vọt thêm 2,91% lên 7.167,33 điểm và CAC 40 tăng 3,06% lên 3.509,88 điểm./.
Thể chế tài chính này chính thức công bố một chương trình mua lại trái phiếu "không giới hạn" của các quốc gia đang nợ nần chồng chất ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhằm giúp làm dịu bớt cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Ngay từ những phút giao dịch đầu tiên của phiên cuối tuần, cả ba thị trường chủ chốt của châu Á đều tăng mạnh, với Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 17,30 điểm, tương đương tăng lên 2.069,22 điểm; Hang Seng của Hong Kong tăng thêm 325,44 điểm (1,69%) lên 19.534,74 điểm và Nikkei 225 của Nhật lấy lại 140,80 điểm (1,62%) lên 8.821,37 điểm.
Theo giới phân tích, quyết định được chờ đợi lâu nay của ECB đã được các thị trường tiếp nhận tích cực, giải tỏa tâm lý lo ngại và thận trọng của giới đầu tư - nguyên nhân khiến các thị trường cổ phiếu từ Đông sang Tây ảm đạm thời gian gần đây.
Đêm trước (6/9) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng tăng vọt, với các mức tăng ấn tượng, lên các mức cao nhất trong vòng 4 năm qua sau khi Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, công bố ngân hàng này sẽ mua lại "không hạn chế" các trái phiếu chính phủ ngắn hạn của Khu vực Eurozone, nhằm cứu vãn đồng euro và giảm bớt gánh nặng chi phí vay mượn của các "con nợ" trong khu vực.
Dẫn đầu mức tăng là các cổ phiếu của ngành ngân hàng, với các mức tăng rất mạnh (Bank of America tăng 5,0%; JPMorgan Chase tăng 4,3%) và các cổ phiếu công nghệ (Microsoft tăng 3,1%; Google tiến thêm 2,7% và Cisco vọt thêm 4,4%).
Đóng cửa phiên 6/9, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng vọt, trong đó Dow Jones tiến thêm 244,52 điểm (1,87%) lên 13.292,00 điểm - mức đóng cửa cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 12/2007; Standard & Poor's 500 lao thêm 28,68 điểm (2,04%) lên 1.432,12 điểm - mức đỉnh kể từ tháng 1/2008 trong khi Nasdaq nhảy 66,54 điểm (2,17%) lên chạm 3.135,81 điểm - mức cao nhất trong 12 năm qua của chỉ số này.
Cùng ngày ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng "lao vút", với cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng mạnh. FTSE 100 của Luân Đôn tăng 2,11% lên 5.777,34 điểm; DAX 30 của Đức vọt thêm 2,91% lên 7.167,33 điểm và CAC 40 tăng 3,06% lên 3.509,88 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)