Ngày 30/1, mặc dù áp lực bán đã gia tăng, song lực cầu trên thị trường vẫn khá ổn định, nhờ vậy cả hai sàn niêm yết đã duy trì được đà tăng trong sáu phiên liên tiếp.
Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index tăng tới 3,59 điểm và HNX-Index cộng thêm 0,36 điểm. Tổng khối lượng chứng khoán chuyển nhượng trên hai sàn đạt trên 150 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.800 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, ngay đầu giờ hoạt động mua bán đã diễn ra rất sôi động. Trong đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 2,66 điểm và lên 486,67 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 3,5 triệu đơn vị, giá trị ương ứng gần 42 tỷ đồng.
Sang tới đợt giao dịch liên tục, cung cầu quay sang thế giằng co, áp lực cung tăng mạnh và kéo VN-Index về dưới ngưỡng 570 điểm. Song ngay sau đó, dòng tiền lớn đã xuất hiện kéo chỉ số này tăng thẳng một mạch hơn 6 điểm.
Dòng tiền tiếp tục hướng vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt, các cổ phiếu vốn hóa lớn được mua mạnh vào cuối phiên. Các mã BVH, GAS, MSN, VCB cùng chốt phiên với mức giá trên tham chiếu. Tuy nhiên, sau mọi nỗ lực mã VIC chỉ duy trì ở mức đi ngang 67.000 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip đã có sự phân hóa, trong khi các mã FPT, DPM, GMD, HPG, PVD… vẫn thu hút sự quan tâm của dòng tiền với mức đóng cửa trên tham chiếu, thì các mã CTG, EIB, PVF, STB… đã phải đảo chiều giảm giá.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,59 điểm (+0,74%) và lên 487,6 điểm. Thanh khoản đạt 83,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.273,6 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đóng cửa cũng tăng 3,16 điểm (+0,55%) và lên 572,76 điểm. Thanh khoản đạt 29,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 720,2 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 0,36 điểm (+0,57%) và lên 63,35 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 69,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 563,5 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa tăng 0,69 điểm (+0,56%) và lên 124,08 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 52,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 459 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,01 điểm (+0,02%) và lên 41,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 267 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị gần 2,2 tỷ đồng./.
Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index tăng tới 3,59 điểm và HNX-Index cộng thêm 0,36 điểm. Tổng khối lượng chứng khoán chuyển nhượng trên hai sàn đạt trên 150 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.800 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, ngay đầu giờ hoạt động mua bán đã diễn ra rất sôi động. Trong đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 2,66 điểm và lên 486,67 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 3,5 triệu đơn vị, giá trị ương ứng gần 42 tỷ đồng.
Sang tới đợt giao dịch liên tục, cung cầu quay sang thế giằng co, áp lực cung tăng mạnh và kéo VN-Index về dưới ngưỡng 570 điểm. Song ngay sau đó, dòng tiền lớn đã xuất hiện kéo chỉ số này tăng thẳng một mạch hơn 6 điểm.
Dòng tiền tiếp tục hướng vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt, các cổ phiếu vốn hóa lớn được mua mạnh vào cuối phiên. Các mã BVH, GAS, MSN, VCB cùng chốt phiên với mức giá trên tham chiếu. Tuy nhiên, sau mọi nỗ lực mã VIC chỉ duy trì ở mức đi ngang 67.000 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip đã có sự phân hóa, trong khi các mã FPT, DPM, GMD, HPG, PVD… vẫn thu hút sự quan tâm của dòng tiền với mức đóng cửa trên tham chiếu, thì các mã CTG, EIB, PVF, STB… đã phải đảo chiều giảm giá.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,59 điểm (+0,74%) và lên 487,6 điểm. Thanh khoản đạt 83,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.273,6 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đóng cửa cũng tăng 3,16 điểm (+0,55%) và lên 572,76 điểm. Thanh khoản đạt 29,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 720,2 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 0,36 điểm (+0,57%) và lên 63,35 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 69,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 563,5 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa tăng 0,69 điểm (+0,56%) và lên 124,08 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 52,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 459 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,01 điểm (+0,02%) và lên 41,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 267 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị gần 2,2 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)