Chứng khoán toàn cầu 'mong manh' hơn từ bối cảnh thanh khoản cạn kiệt

Năm 2019, diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu có thể trở nên 'mong manh' và tiềm năng 'trật bánh' là có thể xảy khi nhà đầu tư bắt đầu sử dụng “thanh khoản thành một loại đòn bảy mới.”
Chứng khoán toàn cầu 'mong manh' hơn từ bối cảnh thanh khoản cạn kiệt ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Thị trường chứng khoán toàn cầu bước vào những phiên giao dịch cuối cùng của năm trong không khí ảm đạm, thậm chí các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs Asset Management phải đặt ra câu hỏi: “Chúng ta hiện giờ đang ở đâu?”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Bộ phận Chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán MBS, về chặng cuối của năm 2018, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến đà sụt giảm mạnh mẽ cùng những phiên cạn kiệt về thanh khoản. Nhìn chung, giá cổ phiếu càng giảm kéo theo thanh khoản của S&P 500 càng trở nên tồi tệ và giảm xuống mức thấp kỷ lục.


[Chỉ số Dow Jones giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng qua]


Chứng khoán toàn cầu 'mong manh' hơn từ bối cảnh thanh khoản cạn kiệt ảnh 2 S&P500 Index, ngày 24/12 (Nguồn: marketwatch.com)


Biến động ở mức cao

Theo ông Sơn, độ biến động thị trường sau khi tăng vọt trong tháng Hai (chỉ số độ biến động VIX chạm ngưỡng 50) đã hạ nhiệt và quay trở về mức thấp. Song, giai đoạn độ biến động thấp này cũng kết thúc trong tháng Mười, khi giới đầu tư bắt đầu lo ngại về “thời kỳ tăng trưởng” suy yếu và điều này đã châm ngòi một làn sóng bán tháo trên thị trường cổ phiếu.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý từ diễn biến thị trường được ông Sơn chỉ ra, chỉ số S&P500 mặc dù sụt giảm gần 14% kể từ đỉnh ngày 20/9 song chỉ số VIX vẫn chưa vượt ngưỡng 30.

“Dù vậy, độ biến động của thị trường cổ phiếu tiếp tục duy trì ở mức cao và báo hiệu khả năng thị trường sẽ còn biến động mạnh trong một khoảng thời gian dài,” ông Sơn nói.

Theo giới chuyên môn, việc độ biến động của độ biến động [volatility of volatility] gia tăng là đặc điểm chính của thị trường toàn cầu trong năm và đặc biệt là tại Mỹ.

Nói khác đi, hàng loạt các lớp tài sản đã phải chịu những biến biến động giá nhanh và mạnh hơn so với lịch sử trước đó. Cụ thể, thị trường chứng khoán Mỹ có hai đợt lao dốc trong tháng Hai và tháng Mười, đà bán tháo trái phiếu Chính phủ của Italy trong tháng Sáu, giá dầu rung lắc mạnh trong tháng Tám và Chín… Tuy nhiên, có một xu hướng đáng lưu tâm được các chuyên gia nhắc tới, đó là việc các thị trường cổ phiếu châu Âu ghi nhận biến động thấp hơn so với thị trường Mỹ.

Theo ông Sơn, các điều kiện thanh khoản xuống thấp là lý do chính gây ra biến động mạnh trên các thị trường. Về kỹ thuật, mức chênh lệch giữa giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất (độ sâu ToB) - thước đo thanh khoản của thị trường đang cho thấy sự giảm dần, mức chênh lệch giá mua và bán trung bình của Hợp đồng tương lai S&P500 E-mini năm 2018 hiện được mở mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây khi xu hướng giảm sâu xuất hiện từ tháng Sáu.

Ngoài các nguyên nhân ở trên, yếu tố kỹ thuật đầu tư chiến lược theo chu kỳ (như CTAs, sản phẩm cân bằng rủi ro, ETP có sử dụng đòn bẩy hoặc hạn chế thanh khoản, các giao dịch tần suất cao – HFTs, sử dụng thuật toán, hoạt động giải ngân/chốt lời các vị thế mở Call/Put hợp đồng quyền chọn…) và cấu trúc thị trường cũng góp phần tạo ra những diễn biến giá thất thường.

Chứng khoán toàn cầu 'mong manh' hơn từ bối cảnh thanh khoản cạn kiệt ảnh 3(Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)

Khó suy thoái trong năm 2019

Dự báo về thị trường chứng khoán trong năm 2019, chuyên gia của Goldman Sachs cảnh báo mức độ biến động cao vẫn có thể diến ra. Cụ thể, mức cơ bản độ biến động thực tế hàng tháng của S&P500 có thể đạt 13,4, thậm chí chỉ số thanh khoản còn ở mức độ biến động cao hơn, đạt 19,1 trong năm sau.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra điểm thuận lợi cho thị trường chung là các yếu tố hỗ trợ cơ bản hầu như vẫn còn. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu mặc đang chậm lại và các điều kiện thanh khoản xuống cấp, song giới phân tích vẫn lạc quan và cho rằng, “rất khó có thể xảy ra một cuộc suy thoái trong năm 2019.”

Song, diễn biến thị trường có thể trở nên “mong manh” khi nhà đầu tư bắt đầu sử dụng “thanh khoản là một loại đòn bảy mới.”

Trước đây, mỗi khi thanh khoản giảm xuống thấp sẽ làm tăng rủi ro ngắn hạn cho thị trường nhưng không ảnh hưởng nhiều tới các giá trị cơ bản về dài hạn và tài sản. Nhưng hiện giờ, tiềm năng “trật bánh” của thị trường do thanh khoản là có thể xảy ra. Các bằng chứng cho thấy, trong giai đoạn khủng hoảng, các giao dịch tần suất cao (sử dụng máy tính và thuật toán) có thể rút thanh khoản mạnh mẽ hơn so với nhà đầu tư con người, điều này đã gây ra sự cạn kiệt thanh khoản vào những lúc thị trường cần thiết nhất.

Ngoài ra, sự gia tăng phân mảnh thị trường cổ phiếu cũng như các quy định giúp thúc đẩy điều đó cũng được giới chuyên môn xem như một trong những yếu tố tạo áp lực cho thị trường.

“Vì vậy, đây cũng là một điểm quan trọng cần được theo dõi trong năm tới,” ông Sơn nhấn mạnh.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index kết phiên ngày 24/12 là 908 điểm và giảm so với mức kết thúc của năm 2017 (984 điểm) là 8,4%. Như vậy nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam không thực sự tiêu cực và tốt hơn so với nhiều thị trường khác khi hầu hết các chỉ số lớn trên thế giới đều phá vỡ mức đáy trong năm.

Thực tế, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước sẽ duy trì ổn định, các chỉ tiêu tăng trưởng chính (như GDP hay CPI) được các nhà hoạch định chính sách cam kết duy trì tốt. Do đó, các chuyên gia phân phân tích trong nước tiếp tục kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có một đà tăng trưởng mới trong năm 2019./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục