Chuyện cá ngừ và tuyên bố gây tranh cãi của quan chức Indonesia

Các phương tiện truyền thông Indonesia thời gian qua đã đăng tải tuyên bố của bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá nước này rằng "Indonesia là nhà cung cấp cá ngừ lớn nhất thế giới."
Chuyện cá ngừ và tuyên bố gây tranh cãi của quan chức Indonesia ảnh 1Khai thác cá ngừ tại Indonesia. (Nguồn: The Jakarta Post)

Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài viết với tựa đề “Indonesia có thực sự là nhà xuất khẩu cá ngừ hàng đầu thế giới?” Nội dung bài viết như sau:

Các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước thời gian qua đã đăng tải tuyên bố của bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Indonesia, rằng "Indonesia là nhà cung cấp cá ngừ lớn nhất thế giới.”

Theo Tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO) mà Indonesia là thành viên, sản lượng cá ngừ toàn cầu năm 2016 lên tới 4,86 triệu tấn, trong khi sản lượng cá ngừ của Indonesia báo cáo lên RFMO là gần 670.000 tấn, 75% trong số đó đánh bắt ở Thái Bình Dương, phần còn lại là từ Ấn Độ Dương, bao gồm cả cá ngừ vây xanh.

Sản lượng khai thác cá ngừ toàn cầu giảm xuống 4,73 triệu tấn trong năm 2017 khi Indonesia báo cáo sản lượng cá ngừ đánh bắt giảm xuống gần 598.000 tấn.

Theo dữ liệu của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC), Indonesia đánh bắt cá ngừ ở Ấn Độ Dương là 131.600 tấn (trong đó 375 tấn là cá ngừ vây xanh).

Tuy nhiên, theo báo cáo của quốc gia Indonesia, con số này là trên 165.700 tấn, cao hơn 34.000 tấn so với dữ liệu của IOTC đưa ra.

Việc đồng bộ hóa dữ liệu là bắt buộc vì tổng sản lượng khai thác sẽ quyết định mức phí mà Indonesia phải trả cho IOTC.

Mặt khác, năm 2017, Indonesia đã báo cáo đánh bắt hơn 466.000 tấn cá ngừ ở Thái Bình Dương lên Ủy ban Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).

Chính phủ tuyên bố rằng việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp và không được kiểm soát đã làm tài nguyên thủy sản giảm, khiến khối lượng cá ngừ và cá ngừ xuất khẩu đã giảm tương đối kể từ năm 2015.

[Indonesia chuẩn bị gia nhập nhóm nước thu nhập trên trung bình?]

Hơn nữa, cá ngừ và cá ngừ vằn không nằm trong danh sách nguồn lợi thủy sản tiềm năng quy định tại Nghị định số 47/2016 và Nghị định số 50/2017 của Bộ Biển và Nghề cá Indonesia.

Để quản lý tài nguyên cá ngừ cho kết quả tối ưu thì tất cả các bên liên quan đến hoạt động khai thác, đánh bắt cá ngừ cần phải tổ chức lại.

Tiềm năng thủy sản của Indonesia đạt 12,54 triệu tấn là điều đáng tự hào, nhưng hiện nay đang bị đánh bắt bất hợp pháp và không được kiểm soát.

Chỉ 3,6% thủy sản được khai thác bằng cách sử dụng các tàu đánh cá có trọng lượng từ 30 GT trở lên. Do vậy, nó không đúng với quy định trong Luật Thủy sản cũng như chiến lược Trục hàng hải toàn cầu của Indonesia.

Trong báo cáo của IOTC và WCPFC, Indonesia đứng đầu trong danh sách các quốc gia đánh bắt cá ngừ trên toàn cầu từ năm 2011 đến 2017.

Ở Thái Bình Dương, Indonesia dẫn đầu trước Papua New Guinea, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ở Ấn Độ Dương, Indonesia lần đầu tiên rơi xuống vị trí thứ ba vào năm 2017, Tây Ban Nha ở vị trí cao nhất và Maldives ở vị trí thứ hai.

Nếu chính phủ không thay đổi chính sách cũng như quan tâm đúng mức về nguồn tài nguyên biển của mìn,h Indonesia sẽ trượt xa hơn trên bảng xếp hạng.

Dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (UN Comtrade) năm 2018 cho thấy Thái Lan là nước xuất khẩu cá ngừ số một toàn cầu với 535.612 tấn, trị giá khoảng 2,32 tỷ USD, tiếp theo là Tây Ban Nha, Đài Loan, Ecuador, Trung Quốc, Hàn Quốc, Papua New Guinea và Seychelles.

Indonesia chỉ đứng thứ 9 với 167.695 tấn trị giá 710,11 triệu USD, giảm ba bậc so với năm 2017.

Giá trị xuất khẩu là một chỉ số quan trọng, nhưng trong ngành thủy sản, khối lượng xuất khẩu không kém phần quan trọng, bởi vì nó cho biết liệu năng lực sản xuất có được sử dụng tối ưu hay không.

Thực chất, xuất khẩu cá ngừ Indonesia Indonesia chỉ chiếm 30% sản lượng trung bình, được coi là thấp.

Cho dù lý do là dữ liệu không chính xác hay chất lượng cá ngừ Indonesia không phù hợp để xuất khẩu thì đều là công việc của các nhà hoạch định chính sách.

Indonesia chắc chắn không phải là nhà xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới, nhưng ít nhất có thể nằm trong số ba nước hàng đầu trong 5 năm tới nếu những thay đổi chính sách được đưa ra để hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên cá ngừ bền vững.

Ngành công nghiệp cá ngừ Indonesia sẽ khó mà phát triển nhanh nếu vẫn chỉ dựa vào các tàu cá nhỏ hoạt động chủ yếu ở vùng ven biển.

Chính phủ tới đây của Indonesia nên bắt đầu lập kế hoạch chiến lược và huy động toàn bộ lực lượng của đội tàu đánh cá trên toàn quốc đến Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và vùng biển để tăng sản lượng đánh bắt cá ngừ vì trong nhiều năm, chúng ta đã từ bỏ nguồn cá ngừ của mình sang cho các nước khác.

Mặt khác, chính phủ Indonesia tiếp tục thực hiện chính sách đánh chìm các tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển của Indonesia và tập trung vào đánh bắt cá ngừ để xuất khẩu và đẩy nhanh sự phát triển của ngành đánh bắt cá quốc gia.

Chính phủ cũng nên hợp tác với các học giả và các nhà nghiên cứu trong ngành thủy sản để tạo ra các chính sách giúp xây dựng một ngành công nghiệp đánh bắt cá bền vững không chỉ về mặt kinh tế và xã hội mà còn bảo vệ nguồn tài nguyên.

Ngành thủy sản phải vươn lên là một ngành hàng đầu của Indonesia./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục