Ngày 16/4, tại Hà Nội, các nhà hoạch định chính sách y tế Việt Nam đã tham dự ”Hội thảo về phương pháp và công cụ mới cho cải cách tài chính hệ thống y tế và hệ thống y tế tại Việt Nam.”
Hội thảo là một phần trong chương trình tiêu biểu về cải cách tài chính y tế và hệ thống y tế do Viện Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam tổ chức theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam - Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Tiến.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã giới thiệu khái quát chung về tình hình chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mới trong ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ luôn coi chăm sóc sức khỏe nhân dân là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Việt Nam đang tiến tới lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015 đạt 70% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đến năm 2020 sẽ có 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế cùng hàng loạt các chính sách bảo hiểm cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển, đồng bào dân tộc và trẻ em dưới 6 tuổi.
Bộ trưởng cũng thừa nhận, bên cạnh những thành tựu cũng còn bất cập là hơn một nửa chi phí cho chăm sóc sức khỏe do người dân tự chi trả, phân bổ ngân sách cho y tế còn bất hợp lý.
Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu rõ, Ngân hàng thế giới tiếp tục cam kết hỗ trợ Bộ Y tế trong nỗ lực cải thiện hiệu quả hệ thống y tế đồng nghĩa với cải thiện tình trạng sức khỏe người dân Việt Nam với sự tham dự của các quan chức cấp cao và các ban ngành liên quan.
Ngành y tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trong cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe người dân. Việt Nam là một trong số các quốc gia sớm đạt được phần lớn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tuy nhiên để hướng tới một hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và bền vững, Việt Nam cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho việc nâng cao năng lực thực thi chính sách y tế quốc gia và từng địa phương, bộ ngành và đơn vị y tế một cách hiệu quả nhất.
Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên Chương trình đào tạo đặc biệt dành cho cải cách tài chính y tế và hệ thống y tế của Ngân hàng thế giới được tổ chức tại Việt Nam. Chương trình cung cấp kiến thức về hệ thống y tế cũng như các tiếp cận nhằm phát triển chính sách cải cách y tế hiện đại tiên tiến phù hợp với đặc thù Việt Nam và mang tính toàn cầu.
Tại hội thảo, giáo sư William Hsiao đến từ trường Đại học Harvard, Mỹ - người đã có 30 năm nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề này tại các quốc gia châu Á cho biết, đầu tư cho công tác y tế góp phần cải thiện sức khỏe và tác động trực tiếp tới tăng trưởng sản xuất và thu hút đầu đầu tư.
Cụ thể, tuổi thọ của người dân chỉ tăng thêm một năm đồng nghĩa với GDP quốc gia tăng lên 4% và đầu tư nước ngoài và năng suất nông nghiệp tăng 10% . Tỷ lệ sốt rét Việt Nam chỉ giảm 10% thì GDP của Việt Nam đã tăng 10%.
Các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của Đại học Harvard cũng chuyển đến các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhiều thông tin cơ bản và tiên tiến xung quanh đổi mới hệ thống y tế và tài chính cho Việt Nam./.
Hội thảo là một phần trong chương trình tiêu biểu về cải cách tài chính y tế và hệ thống y tế do Viện Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam tổ chức theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam - Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Tiến.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã giới thiệu khái quát chung về tình hình chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mới trong ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ luôn coi chăm sóc sức khỏe nhân dân là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Việt Nam đang tiến tới lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015 đạt 70% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đến năm 2020 sẽ có 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế cùng hàng loạt các chính sách bảo hiểm cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển, đồng bào dân tộc và trẻ em dưới 6 tuổi.
Bộ trưởng cũng thừa nhận, bên cạnh những thành tựu cũng còn bất cập là hơn một nửa chi phí cho chăm sóc sức khỏe do người dân tự chi trả, phân bổ ngân sách cho y tế còn bất hợp lý.
Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu rõ, Ngân hàng thế giới tiếp tục cam kết hỗ trợ Bộ Y tế trong nỗ lực cải thiện hiệu quả hệ thống y tế đồng nghĩa với cải thiện tình trạng sức khỏe người dân Việt Nam với sự tham dự của các quan chức cấp cao và các ban ngành liên quan.
Ngành y tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trong cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe người dân. Việt Nam là một trong số các quốc gia sớm đạt được phần lớn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tuy nhiên để hướng tới một hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và bền vững, Việt Nam cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho việc nâng cao năng lực thực thi chính sách y tế quốc gia và từng địa phương, bộ ngành và đơn vị y tế một cách hiệu quả nhất.
Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên Chương trình đào tạo đặc biệt dành cho cải cách tài chính y tế và hệ thống y tế của Ngân hàng thế giới được tổ chức tại Việt Nam. Chương trình cung cấp kiến thức về hệ thống y tế cũng như các tiếp cận nhằm phát triển chính sách cải cách y tế hiện đại tiên tiến phù hợp với đặc thù Việt Nam và mang tính toàn cầu.
Tại hội thảo, giáo sư William Hsiao đến từ trường Đại học Harvard, Mỹ - người đã có 30 năm nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề này tại các quốc gia châu Á cho biết, đầu tư cho công tác y tế góp phần cải thiện sức khỏe và tác động trực tiếp tới tăng trưởng sản xuất và thu hút đầu đầu tư.
Cụ thể, tuổi thọ của người dân chỉ tăng thêm một năm đồng nghĩa với GDP quốc gia tăng lên 4% và đầu tư nước ngoài và năng suất nông nghiệp tăng 10% . Tỷ lệ sốt rét Việt Nam chỉ giảm 10% thì GDP của Việt Nam đã tăng 10%.
Các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của Đại học Harvard cũng chuyển đến các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhiều thông tin cơ bản và tiên tiến xung quanh đổi mới hệ thống y tế và tài chính cho Việt Nam./.
Nhật Minh (Vietnam+)