Trong phiên giao dịch ngày 23/8, các chỉ số chứng khoán châu Á quay đầu đi lên, nhờ có hoạt động "săn lùng" cổ phiếu giá hời của giới đầu tư, cũng như diễn biến tích cực trong phiên hôm trước của thị trường chứng khoán Mỹ.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng mạnh 104,88 điểm, tương đương 1,22%, lên 8.733,01 điểm, nhờ sự ổn định của tỷ giá đồng yen so với đồng USD. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 65,98 điểm (3,86%) lên 1.776,68 điểm; còn chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 91,1 điểm (2,23%), đóng cửa ở mức 4.173,4 điểm.
Tâm lý của giới đầu tư cũng đã được cải thiện đáng kể khi đón nhận những số liệu tích cực từ báo cáo về hoạt động sản xuất mới đây của Trung Quốc, "xoa dịu" những lo ngại rằng nền kinh tế lớn thư hai thế giới này đang gặp khó khăn. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, khi mà giá vàng thế giới liên tục lập kỷ lục mới trong thời gian gần đây và có lúc lên tới ngưỡng 1.900 USD/ounce.
"Sắc xanh" cũng lan sang hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong, theo đó chỉ số Composite và Hang Seng lần lượt tăng 38,16 điểm và 388,66 điểm, đóng cửa ở mức 2.554,02 điểm và 19.875,53 điểm.
Đêm hôm trước (22/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall đã để tuột mất đà tăng điểm mạnh ở đầu phiên và đồng loạt "nhích" nhẹ vào cuối phiên, nhờ sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, giúp xua tan bớt "bóng đen" đang bao trùm nền kinh tế số 1 thế giới.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 10.854,65 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng nhẹ 0,29 điểm (0,03%) lên 1.123,82 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 3,54 điểm (0,15%), lên 2.3455,38 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett-Packard tăng 3,6% sau khi giảm hơn 20% trong phiên trước đó; cổ phiếu của Tập đoàn hàng không vũ trụ Boeing cũng tăng 1,5%, sau khi có thông tin cho hay Hãng hàng không Delta Air Lines của Mỹ đang dự định đặt mua 100 chiếc máy bay Boeing 737. Tuy nhiên, cổ phiếu của Bank of America lại giảm 7,9% trong phiên giao dịch này.
Cuộc nổi dậy kéo dài 6 tháng qua tại Libya, đẩy Chính quyền Tổng thống Gaddafi đến bờ vực bị lật đổ, đã giúp chỉ số Dow Jones đảo chiều tăng tới hơn 1,8% trong đầu phiên giao dịch ngày 22/8, sau khi chứng khoán Phố Wall vừa trải qua 4 tuần "đỏ sàn" liên tiếp và chỉ số Dow Jones đã chứng kiến mức sụt giảm lên tới 4% vào tuần trước.
Tuy nhiên, theo Giám đốc thị trường của Rockwell Global Capital Peter Cardillo, thị trường vẫn chưa thực sự ổn định, khi mà giới đầu tư vẫn đang dõi theo sát sao những động thái của Chính phủ Mỹ về việc nới lỏng các chính sách tiền tệ, nhằm kích thích nền kinh tế đang trên đà suy yếu, sau bài phát biểu cuối tuần trước của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, bởi họ vẫn lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ rơi vào một cuộc suy thoái mới, cũng như chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Nối gót đà tăng điểm tại Mỹ, phía bên kia Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán của châu Âu cũng đều đi lên trong phiên giao dịch 22/8. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,08% lên 5.095,3 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 1,14%, đóng cửa ở mức 3.051,36 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Ibex-35 của Tây Ban Nha và chỉ số FTSE Mib cũng lần lượt 1,87% và 1,78%. Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX lại nằm ngoài xu hướng tăng điểm trên và chốt phiên giảm nhẹ 0,11% xuống còn 5.473,78 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng mạnh 104,88 điểm, tương đương 1,22%, lên 8.733,01 điểm, nhờ sự ổn định của tỷ giá đồng yen so với đồng USD. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 65,98 điểm (3,86%) lên 1.776,68 điểm; còn chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 91,1 điểm (2,23%), đóng cửa ở mức 4.173,4 điểm.
Tâm lý của giới đầu tư cũng đã được cải thiện đáng kể khi đón nhận những số liệu tích cực từ báo cáo về hoạt động sản xuất mới đây của Trung Quốc, "xoa dịu" những lo ngại rằng nền kinh tế lớn thư hai thế giới này đang gặp khó khăn. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, khi mà giá vàng thế giới liên tục lập kỷ lục mới trong thời gian gần đây và có lúc lên tới ngưỡng 1.900 USD/ounce.
"Sắc xanh" cũng lan sang hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong, theo đó chỉ số Composite và Hang Seng lần lượt tăng 38,16 điểm và 388,66 điểm, đóng cửa ở mức 2.554,02 điểm và 19.875,53 điểm.
Đêm hôm trước (22/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall đã để tuột mất đà tăng điểm mạnh ở đầu phiên và đồng loạt "nhích" nhẹ vào cuối phiên, nhờ sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, giúp xua tan bớt "bóng đen" đang bao trùm nền kinh tế số 1 thế giới.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 10.854,65 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng nhẹ 0,29 điểm (0,03%) lên 1.123,82 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 3,54 điểm (0,15%), lên 2.3455,38 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett-Packard tăng 3,6% sau khi giảm hơn 20% trong phiên trước đó; cổ phiếu của Tập đoàn hàng không vũ trụ Boeing cũng tăng 1,5%, sau khi có thông tin cho hay Hãng hàng không Delta Air Lines của Mỹ đang dự định đặt mua 100 chiếc máy bay Boeing 737. Tuy nhiên, cổ phiếu của Bank of America lại giảm 7,9% trong phiên giao dịch này.
Cuộc nổi dậy kéo dài 6 tháng qua tại Libya, đẩy Chính quyền Tổng thống Gaddafi đến bờ vực bị lật đổ, đã giúp chỉ số Dow Jones đảo chiều tăng tới hơn 1,8% trong đầu phiên giao dịch ngày 22/8, sau khi chứng khoán Phố Wall vừa trải qua 4 tuần "đỏ sàn" liên tiếp và chỉ số Dow Jones đã chứng kiến mức sụt giảm lên tới 4% vào tuần trước.
Tuy nhiên, theo Giám đốc thị trường của Rockwell Global Capital Peter Cardillo, thị trường vẫn chưa thực sự ổn định, khi mà giới đầu tư vẫn đang dõi theo sát sao những động thái của Chính phủ Mỹ về việc nới lỏng các chính sách tiền tệ, nhằm kích thích nền kinh tế đang trên đà suy yếu, sau bài phát biểu cuối tuần trước của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, bởi họ vẫn lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ rơi vào một cuộc suy thoái mới, cũng như chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Nối gót đà tăng điểm tại Mỹ, phía bên kia Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán của châu Âu cũng đều đi lên trong phiên giao dịch 22/8. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,08% lên 5.095,3 điểm; còn chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 1,14%, đóng cửa ở mức 3.051,36 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Ibex-35 của Tây Ban Nha và chỉ số FTSE Mib cũng lần lượt 1,87% và 1,78%. Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX lại nằm ngoài xu hướng tăng điểm trên và chốt phiên giảm nhẹ 0,11% xuống còn 5.473,78 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)