Từ nhiều ngày qua, nhất là trong những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10, Thừa Thiên-Huế, đặc biệt là thành phố Huế - cố đô xưa, đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Từ nay đến hết ngày 15/10, triển lãm ảnh trưng bày gần 300 bức ảnh tư liệu, chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế
Triển lãm bao gồm các phần trưng bày như Thăng Long-Hà Nội xưa; Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế xưa; Hà Nội-Thừa Thiên-Huế trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển; Hà Nội-Huế-Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà, đoàn kết gắn bó keo sơn đời đời bền vững; Hà Nội-Thừa Thiên-Huế bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.
Triển lãm đã giới thiệu với công chúng nhiều tư liệu, hiện vật quý như bản đồ Hà Nội qua các thời kỳ, sưu tập ảnh về Hà Nội và Thừa Thiên-Huế xưa, một số hiện vật đầu thế kỷ 20 như tráp, khay trà, mâm đồng, sách cổ Hán tự…
Nhân dịp này, những người thợ thủ công nổi tiếng ở Huế cũng có các sản phẩm chiêng và trống góp âm thanh mừng Đại lễ. Anh Phạm Chí Lương (Cơ sở sản xuất trống Trường Sơn tại Huế) làm một đôi trống khổng lồ cao 2,8m, đường kính 2,2m thực hiện theo đơn đặt hàng, cũng là một trong những sản phẩm mừng Đại lễ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Một người thợ thủ công nổi tiếng khác là ông Nguyễn Văn Thùy, 73 tuổi ở phường Phường Đúc, thành phố Huế đã chế tác hoàn thành chiếc chiêng đồng lớn, theo đơn đặt hàng của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề thành phố Hà Nội để trình diễn tại Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo ông Thùy thì đây là chiếc chiêng có tiếng kêu vào loại hay nhất hiện nay, khi đánh chiêng có thể ngân vang trong thời gian hơn 10 giây./.
Từ nay đến hết ngày 15/10, triển lãm ảnh trưng bày gần 300 bức ảnh tư liệu, chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế
Triển lãm bao gồm các phần trưng bày như Thăng Long-Hà Nội xưa; Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế xưa; Hà Nội-Thừa Thiên-Huế trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển; Hà Nội-Huế-Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà, đoàn kết gắn bó keo sơn đời đời bền vững; Hà Nội-Thừa Thiên-Huế bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.
Triển lãm đã giới thiệu với công chúng nhiều tư liệu, hiện vật quý như bản đồ Hà Nội qua các thời kỳ, sưu tập ảnh về Hà Nội và Thừa Thiên-Huế xưa, một số hiện vật đầu thế kỷ 20 như tráp, khay trà, mâm đồng, sách cổ Hán tự…
Nhân dịp này, những người thợ thủ công nổi tiếng ở Huế cũng có các sản phẩm chiêng và trống góp âm thanh mừng Đại lễ. Anh Phạm Chí Lương (Cơ sở sản xuất trống Trường Sơn tại Huế) làm một đôi trống khổng lồ cao 2,8m, đường kính 2,2m thực hiện theo đơn đặt hàng, cũng là một trong những sản phẩm mừng Đại lễ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Một người thợ thủ công nổi tiếng khác là ông Nguyễn Văn Thùy, 73 tuổi ở phường Phường Đúc, thành phố Huế đã chế tác hoàn thành chiếc chiêng đồng lớn, theo đơn đặt hàng của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề thành phố Hà Nội để trình diễn tại Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo ông Thùy thì đây là chiếc chiêng có tiếng kêu vào loại hay nhất hiện nay, khi đánh chiêng có thể ngân vang trong thời gian hơn 10 giây./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)