Đến với võ thuật như một sự tình cờ, dự Á vận hội trong vai trò “lính mới” nhưng tại Quảng Châu, Trung Quốc, Lê Bích Phương lại bất ngờ hạ đương kim vô địch thế giới karate để giành tấm huy chương vàng.
Cô gái 18 tuổi người Gia Lâm, Hà Nội bỗng trở thành “người hùng” của đoàn thể thao Việt Nam tại sân chơi châu lục ASIAD 16.
Biết đến karate từ năm mười tuổi khi tình cờ xem một trận thi đấu karate quốc tế, song phải đến năm 2005, khi ở độ tuổi 13, Lê Bích Phương mới quyết định tập môn võ truyền thống của Nhật Bản.
Mới đầu, bố mẹ Phương chỉ muốn cho con gái đi theo những lớp năng khiếu phong trào để rèn luyện sức khỏe. Nhưng sau một thời gian tập luyện tại đội karate Quân đội do huấn luyện viên Lê Công dẫn dắt, Phương quyết định dấn thân, đi theo con đường võ sỹ karate chuyên nghiệp.
Kể từ đó, Phương lao vào khổ luyện với cường độ luyện tập từ 6 đến 7 tiếng một ngày, chỉ trừ cuối tuần. Mồ hôi, nước mắt và cả máu trên sàn tập, trong những trận thi đấu đã khiến Lê Bích Phương nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, nản chí, muốn dừng lại nhưng rồi niềm đam mê võ đã giúp cô vượt qua.
Và phần thưởng cho sự quyết tâm, ý chí sắt đá ấy của Bích Phương là một suất vào đội tuyển karate quốc gia vào năm 2008.
Bước ngoặt đến đỉnh vinh quang trong nghiệp võ của Lê Bích Phương là vào năm 2010 khi cô được huấn luyện viên Lê Công quyết định ghi tên vào đội tuyển karate quốc gia dự ASIAD 16.
“Lê Bích Phương là vận động viên trẻ, có những trận thi đấu trong nước còn thua người nọ, người kia, nhưng tôi đã quyết định chọn em bởi tôi tin vào những ưu điểm của em như khéo léo, chịu đựng, vận động rất tốt, biết làm chủ trận đấu, tự tin, tâm lý vững vàng và có trách nhiệm,” huấn luyện viên Lê Công nói.
Lúc đó, so với các bậc đàn anh, đàn chị trong đội tuyển, bảng vàng thành tích của "cô lính mới” là khá khiêm tốn khi Phương chưa giành được danh hiệu nào “ra tấm ra món.”
Nhưng chính vì vậy, Phương vừa không "gánh" trọng trách phải đoạt vàng, lại vừa trở thành ẩn số của đội tuyển karate quốc gia, bởi hầu hết các võ sỹ nổi tiếng của Việt Nam đều đã được các đối thủ khác nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bản thân cô gái Hà Nội cũng chỉ đặt hy vọng là sẽ cố gắng thi đấu hết mình và nếu may mắn sẽ giành được Huy chương Đồng.
Trên đất Quảng Châu, Lê Bích Phương đã làm nên những điều kỳ diệu khi tiến một mạch tới trận chung kết hạng cân nữ dưới 55kg bằng những chiến thắng thuyết phục, trong đó ấn tượng nhất là trận thắng với cách biệt 8-0 trước võ sỹ Lao Un Ieng của Macau (Trung Quốc) ở bán kết.
Đối thủ của Phương trong trận chung kết là đương kim vô địch thế giới Miki Kobayashi, võ sỹ người Nhật Bản, có kỹ thuật hoàn chỉnh cùng kinh nghiệm chinh chiến quốc tế dày dạn.
Song, "cô lính mới” đã bình tĩnh thi đấu và tung ra những đòn tay, đòn chân sở trường khiến Kobayashi choáng váng.
Phương đã giành chiến thắng chung cuộc 4-3, mang về chiếc Huy chương Vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam.
Kể về chiến thắng trong trận chung kết, Phương bộc bạch: “Tôi không nghĩ mình sẽ được huy chương vàng vì đối thủ của tôi là nhà vô địch thế giới. Tôi chỉ muốn mình sẽ thi đấu hết mình để thử sức với đấu thủ nặng ký.”
“Đây là công sức của toàn thể đội karate Việt Nam mà tôi chỉ là người vinh dự đón nhận vinh hạnh ấy. Vì để có được chiếc Huy chương Vàng này, toàn đội đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức chuẩn bị,” Phương nói.
Vượt qua những “đỉnh dốc” để chạm tới vinh quang, năm 2010 là năm khó quên đối với Lê Bích Phương. Sau chiến thắng tại sân chơi châu lục, Phương lại lao vào những ngày tháng rèn luyện gian khổ để tiếp tục hoàn thiện mình và cố gắng bảo vệ danh hiệu vô địch Á vận hội cũng như chinh phục những đỉnh cao mới./.
Cô gái 18 tuổi người Gia Lâm, Hà Nội bỗng trở thành “người hùng” của đoàn thể thao Việt Nam tại sân chơi châu lục ASIAD 16.
Biết đến karate từ năm mười tuổi khi tình cờ xem một trận thi đấu karate quốc tế, song phải đến năm 2005, khi ở độ tuổi 13, Lê Bích Phương mới quyết định tập môn võ truyền thống của Nhật Bản.
Mới đầu, bố mẹ Phương chỉ muốn cho con gái đi theo những lớp năng khiếu phong trào để rèn luyện sức khỏe. Nhưng sau một thời gian tập luyện tại đội karate Quân đội do huấn luyện viên Lê Công dẫn dắt, Phương quyết định dấn thân, đi theo con đường võ sỹ karate chuyên nghiệp.
Kể từ đó, Phương lao vào khổ luyện với cường độ luyện tập từ 6 đến 7 tiếng một ngày, chỉ trừ cuối tuần. Mồ hôi, nước mắt và cả máu trên sàn tập, trong những trận thi đấu đã khiến Lê Bích Phương nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, nản chí, muốn dừng lại nhưng rồi niềm đam mê võ đã giúp cô vượt qua.
Và phần thưởng cho sự quyết tâm, ý chí sắt đá ấy của Bích Phương là một suất vào đội tuyển karate quốc gia vào năm 2008.
Bước ngoặt đến đỉnh vinh quang trong nghiệp võ của Lê Bích Phương là vào năm 2010 khi cô được huấn luyện viên Lê Công quyết định ghi tên vào đội tuyển karate quốc gia dự ASIAD 16.
“Lê Bích Phương là vận động viên trẻ, có những trận thi đấu trong nước còn thua người nọ, người kia, nhưng tôi đã quyết định chọn em bởi tôi tin vào những ưu điểm của em như khéo léo, chịu đựng, vận động rất tốt, biết làm chủ trận đấu, tự tin, tâm lý vững vàng và có trách nhiệm,” huấn luyện viên Lê Công nói.
Lúc đó, so với các bậc đàn anh, đàn chị trong đội tuyển, bảng vàng thành tích của "cô lính mới” là khá khiêm tốn khi Phương chưa giành được danh hiệu nào “ra tấm ra món.”
Nhưng chính vì vậy, Phương vừa không "gánh" trọng trách phải đoạt vàng, lại vừa trở thành ẩn số của đội tuyển karate quốc gia, bởi hầu hết các võ sỹ nổi tiếng của Việt Nam đều đã được các đối thủ khác nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bản thân cô gái Hà Nội cũng chỉ đặt hy vọng là sẽ cố gắng thi đấu hết mình và nếu may mắn sẽ giành được Huy chương Đồng.
Trên đất Quảng Châu, Lê Bích Phương đã làm nên những điều kỳ diệu khi tiến một mạch tới trận chung kết hạng cân nữ dưới 55kg bằng những chiến thắng thuyết phục, trong đó ấn tượng nhất là trận thắng với cách biệt 8-0 trước võ sỹ Lao Un Ieng của Macau (Trung Quốc) ở bán kết.
Đối thủ của Phương trong trận chung kết là đương kim vô địch thế giới Miki Kobayashi, võ sỹ người Nhật Bản, có kỹ thuật hoàn chỉnh cùng kinh nghiệm chinh chiến quốc tế dày dạn.
Song, "cô lính mới” đã bình tĩnh thi đấu và tung ra những đòn tay, đòn chân sở trường khiến Kobayashi choáng váng.
Phương đã giành chiến thắng chung cuộc 4-3, mang về chiếc Huy chương Vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam.
Kể về chiến thắng trong trận chung kết, Phương bộc bạch: “Tôi không nghĩ mình sẽ được huy chương vàng vì đối thủ của tôi là nhà vô địch thế giới. Tôi chỉ muốn mình sẽ thi đấu hết mình để thử sức với đấu thủ nặng ký.”
“Đây là công sức của toàn thể đội karate Việt Nam mà tôi chỉ là người vinh dự đón nhận vinh hạnh ấy. Vì để có được chiếc Huy chương Vàng này, toàn đội đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức chuẩn bị,” Phương nói.
Vượt qua những “đỉnh dốc” để chạm tới vinh quang, năm 2010 là năm khó quên đối với Lê Bích Phương. Sau chiến thắng tại sân chơi châu lục, Phương lại lao vào những ngày tháng rèn luyện gian khổ để tiếp tục hoàn thiện mình và cố gắng bảo vệ danh hiệu vô địch Á vận hội cũng như chinh phục những đỉnh cao mới./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)