Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Thế giới là sự kiện ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là ngay trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam nhân sự kiện này.
- Xin ông cho biết cảm xúc khi biết tin Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Thế giới?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Tôi mừng quá. Nói thật, ngay từ khi biết tin chị Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố rời Hà Nội đi Brazil tôi đã thấy thấp thỏm. Nay thì vui và yên tâm rồi. Đó là sự khẳng định lớn nhất về giá trị quá độc đáo của Hoàng Thành Thăng Long.
- Kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây đã đem lại những thành công nổi bật nào cho Hoàng thành Thăng Long để có thể được công nhận là Di sản Thế giới, thưa ông?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là những bằng chứng khá phong phú về truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt cổ ở châu thổ sông Hồng suốt chiều dài lịch sử 13 thế kỷ cho tới tận ngày nay.
Hoàng thành Thăng Long cũng minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử, của một quốc gia vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ với khu vực và thế giới.
Đây là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa từ nghìn năm trước, còn giữ lại những hiện vật chứng minh cho điều đó, mà rất ít Thủ đô của các nước khác còn lưu lại được.
- Các phương án bảo tồn đã được thực hiện như thế nào, ông có thể cho biết phương cách bảo tồn hiện tại?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Khi đến Roma (thủ đô của Italy), tôi thấy ngay trong trung tâm thành phố, thỉnh thoảng lại bắt gặp những di tích khảo cổ. Họ để nguyên dạng như vậy, không che đậy gì cả mà vẫn bảo tồn được tốt. Có lẽ, chủ yếu là vì khí hậu bên đó rất khô.
Còn ở Việt Nam, một nước nhiệt đới, độ ẩm cao, việc bảo quản di tích loại này không phải chuyện đơn giản. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đang và đã làm hết sức mình để bảo tồn di chỉ khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long.
Toàn bộ di chỉ đã có mái che ở phía trên. Mưa xuống là hàng chục máy bơm (do một đội thợ chuyên nghiệp trực 24/24) làm việc hết công suất. Chính vì vậy đã bảo vệ được an toàn tuyệt đối di tích từ ngày xuất lộ tới nay.
- Nếu phía lãnh đạo thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần ý kiến “tham mưu” của các nhà sử học, nhà khảo cổ học để bổ sung vào chương trình Đại lễ thì ông sẽ đưa ra đề xuất và ý kiến gì?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Tôi chỉ đề nghị các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội gắng hết sức để cho nhân dân Hà Nội, du khách trong và ngoài nước về dự Đại lễ được vào thăm Hoàng thành Thăng Long trong dịp kỷ niệm Đại lễ.
- Không chỉ là một nhà khoa học mà còn là một nhạc sĩ, ông có thể chia xẻ thêm về nguồn cảm hứng sáng tạo từ niềm vui lớn lần này. Liệu vào lúc bận rộn nhất của nhà khảo cổ thì cảm xúc có thăng hoa và âm nhạc cất tiếng?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Nhìn thấy những cột chân tảng nằm san sát nhau, những đầu rồng, đầu chim phượng, bờ sông cổ, giếng cổ… tôi như hình dung ngày rời đô từ Đại La về Thăng Long, hay ngày Vua khao quân thắng trận…Với cảm xúc ấy tôi đã viết ca khúc “Cảm xúc Hoàng thành,” do ca sĩ Đăng Dương thể hiện. Tôi chắc tới ngày Đại lễ, các bạn sẽ được nghe ca khúc này trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam nhân sự kiện này.
- Xin ông cho biết cảm xúc khi biết tin Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Thế giới?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Tôi mừng quá. Nói thật, ngay từ khi biết tin chị Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố rời Hà Nội đi Brazil tôi đã thấy thấp thỏm. Nay thì vui và yên tâm rồi. Đó là sự khẳng định lớn nhất về giá trị quá độc đáo của Hoàng Thành Thăng Long.
- Kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây đã đem lại những thành công nổi bật nào cho Hoàng thành Thăng Long để có thể được công nhận là Di sản Thế giới, thưa ông?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là những bằng chứng khá phong phú về truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt cổ ở châu thổ sông Hồng suốt chiều dài lịch sử 13 thế kỷ cho tới tận ngày nay.
Hoàng thành Thăng Long cũng minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử, của một quốc gia vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ với khu vực và thế giới.
Đây là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa từ nghìn năm trước, còn giữ lại những hiện vật chứng minh cho điều đó, mà rất ít Thủ đô của các nước khác còn lưu lại được.
- Các phương án bảo tồn đã được thực hiện như thế nào, ông có thể cho biết phương cách bảo tồn hiện tại?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Khi đến Roma (thủ đô của Italy), tôi thấy ngay trong trung tâm thành phố, thỉnh thoảng lại bắt gặp những di tích khảo cổ. Họ để nguyên dạng như vậy, không che đậy gì cả mà vẫn bảo tồn được tốt. Có lẽ, chủ yếu là vì khí hậu bên đó rất khô.
Còn ở Việt Nam, một nước nhiệt đới, độ ẩm cao, việc bảo quản di tích loại này không phải chuyện đơn giản. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đang và đã làm hết sức mình để bảo tồn di chỉ khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long.
Toàn bộ di chỉ đã có mái che ở phía trên. Mưa xuống là hàng chục máy bơm (do một đội thợ chuyên nghiệp trực 24/24) làm việc hết công suất. Chính vì vậy đã bảo vệ được an toàn tuyệt đối di tích từ ngày xuất lộ tới nay.
- Nếu phía lãnh đạo thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần ý kiến “tham mưu” của các nhà sử học, nhà khảo cổ học để bổ sung vào chương trình Đại lễ thì ông sẽ đưa ra đề xuất và ý kiến gì?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Tôi chỉ đề nghị các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội gắng hết sức để cho nhân dân Hà Nội, du khách trong và ngoài nước về dự Đại lễ được vào thăm Hoàng thành Thăng Long trong dịp kỷ niệm Đại lễ.
- Không chỉ là một nhà khoa học mà còn là một nhạc sĩ, ông có thể chia xẻ thêm về nguồn cảm hứng sáng tạo từ niềm vui lớn lần này. Liệu vào lúc bận rộn nhất của nhà khảo cổ thì cảm xúc có thăng hoa và âm nhạc cất tiếng?
PGS-TS Nguyễn Lân Cường: Nhìn thấy những cột chân tảng nằm san sát nhau, những đầu rồng, đầu chim phượng, bờ sông cổ, giếng cổ… tôi như hình dung ngày rời đô từ Đại La về Thăng Long, hay ngày Vua khao quân thắng trận…Với cảm xúc ấy tôi đã viết ca khúc “Cảm xúc Hoàng thành,” do ca sĩ Đăng Dương thể hiện. Tôi chắc tới ngày Đại lễ, các bạn sẽ được nghe ca khúc này trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Anh (Vietnam+)