“Chú trọng châu Phi, đột phá Nam Á, đẩy mạnh Trung Đông” là phương châm hành động năm 2012 của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vào các thị trường mới nổi này.
Với dân số đông, nền kinh tế hàng hóa còn nhiều hạn chế, các thị trường này thực sự là thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam .
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Bộ Công Thương cho biết kim ngạch thương mại với các nước khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh thị trường khu vực này ít nhiều chịu ảnh hưởng từ tình hình bất ổn chính trị từ các nước trong khu vực và suy thoái kinh tế thế giới.
Số lượng các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn trước, nhiều mặt hàng mới lần đầu xuất hiện trong danh mục xuất khẩu như ximăng, điện thoại di động, phần cứng máy tính, máy móc nông nghiệp.
Trong quan hệ thương mại, Việt Nam xuất siêu sang phần lớn các nước khu vực này và chủ yếu nhập siêu từ Ấn Độ, song chênh lệch thương mại giữa hai nước bắt đầu thu hẹp đáng kể từ sau khi hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực.
Mặt hàng nhập khẩu từ khu vực này tập trung chủ yếu vào các loại nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong nước. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu toàn khu vực.
Nhiều mặt hàng khu vực có thế mạnh như bông, hạt điều thô, dầu thô và các chế phẩm dầu mỏ thì lượng nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn hạn chế, chủ yếu nhập khẩu qua trung gian do các khó khăn trong khâu thanh toán, vận chuyển và chế biến.
Tuy nhiên, thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, thương mại giữa Việt Nam với khu vực còn ở mức thấp.
Đến nay, khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á vẫn là khu vực mà Việt Nam có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các thị trường khác trên thế giới.
Mặt hàng xuất khẩu kim ngạch lớn nhất vẫn chỉ là gạo. Các mặt hàng nông sản khác như càphê, tiêu; hải sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng có tỷ trọng giá trị gia tăng thấp.
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á , cho biết phần lớn các nước châu Phi, Trung Đông có nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, không thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân. Do đó, đây là thị trường hết sức tiềm năng cho mặt hàng gạo của Việt Nam.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như càphê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều, thủy sản đông lạnh, giày dép... đều là những mặt hàng có chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu thị trường và có tiềm năng lâu dài (thị trường các nước không đáp ứng đủ sản lượng hoặc không sản xuất).
Với số lượng dân số lớn, đại đa số người dân có thu nhập trung bình và thấp, các mặt hàng như may mặc, tân dược, hàng gia dụng... sẽ nhanh chóng đạt tăng trưởng rất cao cả về khối lượng và giá trị.
Hơn nữa, để phục vụ các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà máy phát điện và hệ thống đường dây tải điện và cơ sở hạ tầng, nhu cầu đối với các sản phẩm điện dân dụng, vật liệu xây dựng cũng sẽ gia tăng.
Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng hải sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại các nước châu Phi, Trung Đông cũng khiến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng.
Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ xuất khẩu sang các nước lân cận.
Sự tăng trưởng của các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao như linh kiện máy tính và điện tử; phụ tùng ôtô và xe gắn máy, sản phẩm hóa chất, nhựa, cao su, máy móc thiết bị phụ tùng... sẽ ổn định do nhu cầu cao từ thị trường khu vực cũng như chất lượng hàng hóa Việt Nam đã được khẳng định.
Những khó khăn cần khắc phục
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến có nhu cầu cao, sức mua lớn, nhưng hiện hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh thị trường bằng hệ thống phân phối trực tiếp.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là nước đang nổi lên mạnh mẽ tại thị trường này, do các lợi thế về đối tác chiến lược, quan hệ khối BRICS và cư dân gốc Ấn, người lao động làm thuê của Ấn Độ tại một số nước châu Phi, Trung Đông có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Tại hầu hết các nước trong khu vực, ngoại trừ các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) thì hàng rào thuế quan vẫn còn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt.
Hàng nhập khẩu vào các nước cũng sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn về chống bán phá giá và tự vệ thương mại, nhất là trong bối cảnh nhập siêu của các nước khu vực này ngày một tăng lên như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Do đó, đối với một số hàng hóa của Việt Nam đã có tỷ trọng nhập khẩu cao và thị phần lớn tại các nước cần được theo dõi sát sao để có những biện pháp cảnh báo sớm, góp phần ngăn chặn mọi vụ kiện cáo thương mại, ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Một khó khăn mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp phải là vấn đề thanh toán. Khách hàng tại một số nước châu Phi, Trung Đông và Nam Á thường thanh toán chậm hoặc tìm cách chiếm đoạt lô hàng mà không thanh toán.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo thanh toán an toàn thông qua các phương thức thanh toán trả tiền trước hoặc mở L/C thông qua ngân hàng uy tín.
Ngoài ra, việc xuất khẩu hàng hóa sang Iran gặp nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ và Liên hiệp quốc. Bên cạnh đó, chính phủ Algeria cũng có những quy định riêng trong thanh toán hàng nhập khẩu để bán nguyên trạng bằng L/C là một rào cản gây trở ngại cho xuất khẩu vì thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài, phí cao trong khi các doanh nghiệp Algeria chưa có kinh nghiệm và điều kiện thực hiện thanh toán L/C tại các ngân hàng chưa đáp ứng.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận vào các thị trường này, Bộ Công Thương đã kêu gọi doanh nghiệp cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết luật quốc tế, ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, tăng cường tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, marketing của chính doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp của ta tham dự các hội chợ, triển lãm, hội thảo doanh nghiệp... khuyến khích mở chi nhánh, công ty thương mại, văn phòng đại diện tại nước sở tại.
Cùng với việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên thông tin thị trường và đẩy mạnh hoạt động hội thảo, hội nghị giới thiệu các vấn đề về thị trường; thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại của Bộ Công Thương tại thành phố Mumbai - Ấn Độ, Bộ Công Thương cũng thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa Việt tại Nam Phi với sự tham gia của hiệp hội, doanh nghiệp; phối hợp các Bộ, ngành hữu quan xây dựng cơ chế cấp thị thực nhập cảnh cho khách hàng doanh nghiệp từ các nước trong khu vực vừa đảm bảo yếu tố an ninh và thuận lợi cho công tác xúc tiến thương mại.
Đối với thị trường Iran, do gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán do cấm vận của Mỹ, đề xuất hai bên thỏa thuận chọn lựa “Danh mục trao đổi hàng hóa” và ký kết “Hiệp định Thương mại hàng đổi hàng” ràng buộc các đơn vị được ủy quyền của hai bên thực hiện./.
Với dân số đông, nền kinh tế hàng hóa còn nhiều hạn chế, các thị trường này thực sự là thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam .
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Bộ Công Thương cho biết kim ngạch thương mại với các nước khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh thị trường khu vực này ít nhiều chịu ảnh hưởng từ tình hình bất ổn chính trị từ các nước trong khu vực và suy thoái kinh tế thế giới.
Số lượng các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn trước, nhiều mặt hàng mới lần đầu xuất hiện trong danh mục xuất khẩu như ximăng, điện thoại di động, phần cứng máy tính, máy móc nông nghiệp.
Trong quan hệ thương mại, Việt Nam xuất siêu sang phần lớn các nước khu vực này và chủ yếu nhập siêu từ Ấn Độ, song chênh lệch thương mại giữa hai nước bắt đầu thu hẹp đáng kể từ sau khi hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực.
Mặt hàng nhập khẩu từ khu vực này tập trung chủ yếu vào các loại nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong nước. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu toàn khu vực.
Nhiều mặt hàng khu vực có thế mạnh như bông, hạt điều thô, dầu thô và các chế phẩm dầu mỏ thì lượng nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn hạn chế, chủ yếu nhập khẩu qua trung gian do các khó khăn trong khâu thanh toán, vận chuyển và chế biến.
Tuy nhiên, thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, thương mại giữa Việt Nam với khu vực còn ở mức thấp.
Đến nay, khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á vẫn là khu vực mà Việt Nam có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các thị trường khác trên thế giới.
Mặt hàng xuất khẩu kim ngạch lớn nhất vẫn chỉ là gạo. Các mặt hàng nông sản khác như càphê, tiêu; hải sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng có tỷ trọng giá trị gia tăng thấp.
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á , cho biết phần lớn các nước châu Phi, Trung Đông có nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, không thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân. Do đó, đây là thị trường hết sức tiềm năng cho mặt hàng gạo của Việt Nam.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như càphê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều, thủy sản đông lạnh, giày dép... đều là những mặt hàng có chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu thị trường và có tiềm năng lâu dài (thị trường các nước không đáp ứng đủ sản lượng hoặc không sản xuất).
Với số lượng dân số lớn, đại đa số người dân có thu nhập trung bình và thấp, các mặt hàng như may mặc, tân dược, hàng gia dụng... sẽ nhanh chóng đạt tăng trưởng rất cao cả về khối lượng và giá trị.
Hơn nữa, để phục vụ các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà máy phát điện và hệ thống đường dây tải điện và cơ sở hạ tầng, nhu cầu đối với các sản phẩm điện dân dụng, vật liệu xây dựng cũng sẽ gia tăng.
Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng hải sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại các nước châu Phi, Trung Đông cũng khiến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng.
Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ xuất khẩu sang các nước lân cận.
Sự tăng trưởng của các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao như linh kiện máy tính và điện tử; phụ tùng ôtô và xe gắn máy, sản phẩm hóa chất, nhựa, cao su, máy móc thiết bị phụ tùng... sẽ ổn định do nhu cầu cao từ thị trường khu vực cũng như chất lượng hàng hóa Việt Nam đã được khẳng định.
Những khó khăn cần khắc phục
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến có nhu cầu cao, sức mua lớn, nhưng hiện hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh thị trường bằng hệ thống phân phối trực tiếp.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là nước đang nổi lên mạnh mẽ tại thị trường này, do các lợi thế về đối tác chiến lược, quan hệ khối BRICS và cư dân gốc Ấn, người lao động làm thuê của Ấn Độ tại một số nước châu Phi, Trung Đông có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Tại hầu hết các nước trong khu vực, ngoại trừ các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) thì hàng rào thuế quan vẫn còn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt.
Hàng nhập khẩu vào các nước cũng sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn về chống bán phá giá và tự vệ thương mại, nhất là trong bối cảnh nhập siêu của các nước khu vực này ngày một tăng lên như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Do đó, đối với một số hàng hóa của Việt Nam đã có tỷ trọng nhập khẩu cao và thị phần lớn tại các nước cần được theo dõi sát sao để có những biện pháp cảnh báo sớm, góp phần ngăn chặn mọi vụ kiện cáo thương mại, ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Một khó khăn mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp phải là vấn đề thanh toán. Khách hàng tại một số nước châu Phi, Trung Đông và Nam Á thường thanh toán chậm hoặc tìm cách chiếm đoạt lô hàng mà không thanh toán.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo thanh toán an toàn thông qua các phương thức thanh toán trả tiền trước hoặc mở L/C thông qua ngân hàng uy tín.
Ngoài ra, việc xuất khẩu hàng hóa sang Iran gặp nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ và Liên hiệp quốc. Bên cạnh đó, chính phủ Algeria cũng có những quy định riêng trong thanh toán hàng nhập khẩu để bán nguyên trạng bằng L/C là một rào cản gây trở ngại cho xuất khẩu vì thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài, phí cao trong khi các doanh nghiệp Algeria chưa có kinh nghiệm và điều kiện thực hiện thanh toán L/C tại các ngân hàng chưa đáp ứng.
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận vào các thị trường này, Bộ Công Thương đã kêu gọi doanh nghiệp cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết luật quốc tế, ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, tăng cường tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, marketing của chính doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp của ta tham dự các hội chợ, triển lãm, hội thảo doanh nghiệp... khuyến khích mở chi nhánh, công ty thương mại, văn phòng đại diện tại nước sở tại.
Cùng với việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên thông tin thị trường và đẩy mạnh hoạt động hội thảo, hội nghị giới thiệu các vấn đề về thị trường; thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại của Bộ Công Thương tại thành phố Mumbai - Ấn Độ, Bộ Công Thương cũng thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa Việt tại Nam Phi với sự tham gia của hiệp hội, doanh nghiệp; phối hợp các Bộ, ngành hữu quan xây dựng cơ chế cấp thị thực nhập cảnh cho khách hàng doanh nghiệp từ các nước trong khu vực vừa đảm bảo yếu tố an ninh và thuận lợi cho công tác xúc tiến thương mại.
Đối với thị trường Iran, do gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán do cấm vận của Mỹ, đề xuất hai bên thỏa thuận chọn lựa “Danh mục trao đổi hàng hóa” và ký kết “Hiệp định Thương mại hàng đổi hàng” ràng buộc các đơn vị được ủy quyền của hai bên thực hiện./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)