"Kinh tế Việt Nam 2013: Cơ hội và thách thức" là chủ đề của cuộc hội thảo do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 1/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm nhằm tìm ra những giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương nêu rõ những khó khăn, thách thức và thuận lợi của kinh tế Việt Nam 2013 và nêu bật các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, Chính phủ tiếp tục có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường, thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa; tập trung giải quyết vấn đề vốn và lãi suất; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; tăng cường vai trò kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu; tổ chức hiệu quả, đồng bộ công tác thông tin, dự báo, bám sát tình hình thị trường.
Bên cạnh đó, cần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Theo phân tích của ông Deepark Mishra, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại là lạm phát cơ bản vẫn cao, mức dự trữ ngoại tệ thấp so với quốc tế, việc nới lỏng các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ có thể làm lạm phát tăng trở lại, chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng xấu đi...
Ông cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành tài chính; trong đó phải làm rõ hơn về quy mô nợ xấu, cơ chế cụ thể để giải quyết nợ xấu, củng cố ngành ngân hàng, đầu tư hơn nữa vào việc phát triển quản lý rủi ro và củng cố khuôn khổ quản lý và giám sát.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, cần thực hiện đồng thời và rõ nét trên tất cả các nội dung như lập kế hoạch tái cơ cấu đối với tất cả các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty; thoái vốn các ngành không trọng điểm, xây dựng khung giám sát hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản trị doanh nghiệp...
Tiến sỹ Trần Du Lịch nhận định năm 2013 kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục nếu thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp đề ra trong 2 Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ ngày 7/1/2013.
Ông cho rằng vấn đề quan trọng nhất của chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay là lấy lại và củng cố niềm tin cho thị trường; thị trường sẽ diễn ra quá trình tự điều chỉnh, thị phần sẽ được phân chia lại; lạm phát kỳ vọng 6-7% và tỷ giá VND/USD ổn định ở biên độ 2-3%, tạo điều kiện quan trọng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Ông nhấn mạnh chắc chắn trong các năm 2013-2014 sẽ diễn ra quá trình tái cơ cấu thị trường “nghiệt ngã,” trong đó có thị trường lao động. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực.
Ông kết luận năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đan xen thách thức và cơ hội. Các khó khăn như sức mua giảm, hàng tồn kho, nợ xấu tăng, lãi suất cao, doanh nghiệp thiếu vốn… sẽ được cải thiện hơn so với năm 2012. Đây cũng là thời kỳ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để tái cơ cấu và phát triển bền vững, thị trường sẽ lành mạnh hơn.../.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương nêu rõ những khó khăn, thách thức và thuận lợi của kinh tế Việt Nam 2013 và nêu bật các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, Chính phủ tiếp tục có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường, thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa; tập trung giải quyết vấn đề vốn và lãi suất; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; tăng cường vai trò kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu; tổ chức hiệu quả, đồng bộ công tác thông tin, dự báo, bám sát tình hình thị trường.
Bên cạnh đó, cần phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Theo phân tích của ông Deepark Mishra, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại là lạm phát cơ bản vẫn cao, mức dự trữ ngoại tệ thấp so với quốc tế, việc nới lỏng các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ có thể làm lạm phát tăng trở lại, chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng xấu đi...
Ông cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành tài chính; trong đó phải làm rõ hơn về quy mô nợ xấu, cơ chế cụ thể để giải quyết nợ xấu, củng cố ngành ngân hàng, đầu tư hơn nữa vào việc phát triển quản lý rủi ro và củng cố khuôn khổ quản lý và giám sát.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, cần thực hiện đồng thời và rõ nét trên tất cả các nội dung như lập kế hoạch tái cơ cấu đối với tất cả các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty; thoái vốn các ngành không trọng điểm, xây dựng khung giám sát hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản trị doanh nghiệp...
Tiến sỹ Trần Du Lịch nhận định năm 2013 kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục nếu thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp đề ra trong 2 Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ ngày 7/1/2013.
Ông cho rằng vấn đề quan trọng nhất của chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay là lấy lại và củng cố niềm tin cho thị trường; thị trường sẽ diễn ra quá trình tự điều chỉnh, thị phần sẽ được phân chia lại; lạm phát kỳ vọng 6-7% và tỷ giá VND/USD ổn định ở biên độ 2-3%, tạo điều kiện quan trọng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Ông nhấn mạnh chắc chắn trong các năm 2013-2014 sẽ diễn ra quá trình tái cơ cấu thị trường “nghiệt ngã,” trong đó có thị trường lao động. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực.
Ông kết luận năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đan xen thách thức và cơ hội. Các khó khăn như sức mua giảm, hàng tồn kho, nợ xấu tăng, lãi suất cao, doanh nghiệp thiếu vốn… sẽ được cải thiện hơn so với năm 2012. Đây cũng là thời kỳ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để tái cơ cấu và phát triển bền vững, thị trường sẽ lành mạnh hơn.../.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)