Tính đến tối 3/4, có ít nhất ba bản đồ trực tuyến trên website của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society - NGS) vẫn chưa được ghi tên Hoàng Sa hoặc bỏ từ "China" gây tranh cãi.
Tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html, một số bản đồ như "World Classic," "World Decorator," "World Executive" đã được sửa đổi theo thông cáo báo chí của NGS. Trong khi đó, các bản đồ "World Classic, Pacific Centered," "World Executive, Pacific Centered" và "World Explorer" vẫn có từ "China" màu đỏ.
Theo thông cáo báo chí hôm 16/3 và được bổ sung 10 ngày sau, NGS đưa ra quy ước về quần đảo Hoàng Sa, theo đó với những bản đồ khu vực, lục địa khổ lớn sẽ được sử dụng tên thông thường là "Paracel" kèm theo chú giải "Bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 1974 và gọi là Xisha Qundao; Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gọi là Hoàng Sa."
Đối với những bản đồ thế giới khổ nhỏ thì NGS chỉ dùng tên thông thường là "Paracel Islands" và bỏ các thông tin khác.
Ủy ban chính sách bản đồ của NGS tuyên bố sẽ cố gắng đưa ra "quan điểm độc lập về những thay đổi trong tương lai hoặc những phần chú giải trên bản đồ của mình, và sửa bất kỳ lỗi nào."
Ngày 13/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định: "Bản đồ ghi 'Paracel Is. China' do National Geographic công bố là sai. Chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này.”
Người phát ngôn một lần nữa khẳng định "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"./.
Tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html, một số bản đồ như "World Classic," "World Decorator," "World Executive" đã được sửa đổi theo thông cáo báo chí của NGS. Trong khi đó, các bản đồ "World Classic, Pacific Centered," "World Executive, Pacific Centered" và "World Explorer" vẫn có từ "China" màu đỏ.
Theo thông cáo báo chí hôm 16/3 và được bổ sung 10 ngày sau, NGS đưa ra quy ước về quần đảo Hoàng Sa, theo đó với những bản đồ khu vực, lục địa khổ lớn sẽ được sử dụng tên thông thường là "Paracel" kèm theo chú giải "Bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 1974 và gọi là Xisha Qundao; Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gọi là Hoàng Sa."
Đối với những bản đồ thế giới khổ nhỏ thì NGS chỉ dùng tên thông thường là "Paracel Islands" và bỏ các thông tin khác.
Ủy ban chính sách bản đồ của NGS tuyên bố sẽ cố gắng đưa ra "quan điểm độc lập về những thay đổi trong tương lai hoặc những phần chú giải trên bản đồ của mình, và sửa bất kỳ lỗi nào."
Ngày 13/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định: "Bản đồ ghi 'Paracel Is. China' do National Geographic công bố là sai. Chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này.”
Người phát ngôn một lần nữa khẳng định "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"./.
P.V (Vietnam+)