Có phải Mỹ liên tục gây chia rẽ với các đồng minh truyền thống?

Các nhà ngoại giao và quan chức châu Âu cho rằng chuyến công du châu Âu 4 ngày của ông Mike Pence đã gây thêm chia rẽ với các đồng minh truyền thống về những vấn đề Iran và Venezuela.
Có phải Mỹ liên tục gây chia rẽ với các đồng minh truyền thống? ảnh 1(Nguồn: Europa.eu)

Năm 2009, khi đó Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Munich để "cài đặt lại quan hệ" với Nga. Một thập kỷ sau đó, một lần nữa ông đến Munich để đề nghị thế giới về mối quan hệ tốt hơn, lần này là với chính đất nước của ông.

Với lời hứa rằng “Nước Mỹ sẽ trở lại” khi Donald Trump rời khỏi văn phòng, ông Biden đã giành được tràng vỗ tay không ngớt tại Hội nghị An ninh Munich từ các đại biểu vốn thất vọng với quan điểm chính sách đối ngoại “lỗ mãng” của tổng thống Trump.

Nhưng niềm hân hoan của họ đã bộc lộ tâm thế ngoại giao yếu kém của phương Tây trước hành động quyết đoán của Trump, theo các nhà chính trị và ngoại giao châu Âu có mặt tại hội nghị.

Người kế nhiệm của ông Biden, ông Mike Pence, được đón tiếp lạnh nhạt tại Lâu đài Bavarian tráng lệ vào tối 15/2 sau khi ông nói rằng: "Tôi mang theo lời chào từ tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump."

Các nhà ngoại giao và quan chức châu Âu cho rằng chuyến công du châu Âu 4 ngày của ông Mike Pence đã gây thêm chia rẽ với các đồng minh truyền thống về những vấn đề chẳng hạn như Iran và Venezuela cũng như không có mấy hy vọng giải quyết được các mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân cho tới biến đổi khí hậu.

Những hoài nghi về vai trò của Washington trên thế giới đang được cảm nhận rõ rệt bởi những người dân bình thường cũng như các chuyên gia chính sách đối ngoại.

Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington, ở Đức và Pháp, một nửa dân số coi sức mạnh của Mỹ là một mối đe dọa, con số này tăng mạnh kể từ năm 2013 và có cùng quan điểm với 37% người dân Anh.

Khi được hỏi về sự lo lắng của châu Âu trước phong cách lãnh đạo của Trump, một quan chức cấp cao của Mỹ trên chiếc Không lực 2 nói rằng bài phát biểu của Phó tổng thống Mike Pence tại Munich hôm 16/2 vừa qua sẽ “giúp họ có một cái nhìn khác."

"Ăn miếng trả miếng"

Nhưng nếu những người châu Âu không thích thông điệp "Nước Mỹ trên hết", thì họ lại không có sự phối hợp để phản ứng nó. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macronwas hủy bỏ cuộc gặp vào phút cuối.

Điều này đã khiến một số người than phiền về sự thất bại của phương Tây trong việc củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà chính Washington đã lãnh đạo trong suốt 70 năm qua, trước khi Trump bước vào Nhà trắng.

[Liên minh châu Âu mắc kẹt giữa 'hai làn hỏa lực' Mỹ-Nga]

Ông Thomas Greminger, Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và an ninh ở châu Âu, nhấn mạnh: "Hành động ăn miếng trả miếng thật không may lại đang phổ biến... Tôi nghĩ điều đó khiến chúng ta một lần nữa hoài nghi về khả năng lãnh đạo."

"Chúng ta thực sự không muốn các nhà lãnh đạo tin vào chủ nghĩa ăn sổi", ông nói với hãng tin Reuters.

Khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Yang Jiechi phát biểu trôi chảy bằng tiếng Anh kéo dài 20 phút về những ưu điểm của thương mại mở và hợp tác toàn cầu, có đoạn ông nói: “Trung Quốc phải trợ giúp bà Merkel trong việc bảo vệ trật tự thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai.”

Thực tế, thông điệp của ông Pence là các trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ đang được xây dựng lại trên một nền tảng khác: cô lập Iran, kiềm chế Trung Quốc, đưa binh sỹ Mỹ trở về nhà và yêu cầu các nước châu Âu đi theo đường lối này.

Một câu chuyện đổ vỡ?

Sau khi sử dụng một bài phát biểu hôm 14/02 tại Warsaw để buộc tội Anh, Pháp và Đức cố gắng làm tổn hại đến các biện pháp trừng phạt Iran của Mỹ, tại Diễn đàn An ninh Munich, ông Pence đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) công nhận chủ tịch quốc hội Venezuela Juan Guaido là tổng thống thay cho ông Nicolas Maduro, người ông coi là kẻ độc tài.

Điều này đã dẫy lên sự phản ứng giận dữ từ Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell, nói rằng EU có thể công nhận ông Guaido là tổng thống tạm thời cho đến khi các cuộc bầu cử mới được tổ chức, phù hợp với hiến pháp Venezuela.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves LeDrian nói ông cảm thấy khó hiểu về chính sách Syria của Mỹ sau khi Tổng thống Trump quyết định rút quân bởi vì nó sẽ chỉ làm lợi cho Iran, nước vốn bị Washington có những hành động cứng rắn.

Các quan chức và nhà ngoại giao châu Âu cũng gắn vấn đề này với sự khẳng định của ông Pence rằng các chính phủ châu Âu phải tránh xa các công ty viễn thông của EU khi họ xây dựng thế hệ mạng lưới di động mới nhất.

Họ muốn trước tiên có sự thảo luận nội bộ về những rủi ro tiềm tàng và những lời buộc tội của Mỹ về gián điệp Trung Quốc.

"Áp lực của Mỹ có xu hướng khiến chúng tôi làm ngược lại. Áp lực của Mỹ là phản tác dụng. Tốt nhất là họ không nên cố gắng gây áp lực với chúng tôi", một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp nói.

Ông Kumi Naidoo, Tổng thư ký Tổ chức ân xá quốc tế, nói an ninh thường được xác định quá hẹp nên không thể giải quyết được các mối đe dọa rộng lớn hơn của biến đổi khí hậu.

"Câu chuyện ở đây tại Hội nghị An ninh Munich đã bị đổ vỡ. Họ đang nói đúng về các chủ đề nhưng sai ngôn ngữ. An ninh ở đây chỉ là một vấn đề quốc gia," ông Naidoo nói với hãng tin Reuters.

Khi trở về Washington, ông Pence nói với các phóng viên rằng chuyến đi của ông đã thành công. "Chúng ta đang thúc đẩy lợi ích của thế giới tự do, và chúng ta đã đạt được sự tiến triển lớn"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục