Cổ phiếu FPT hiện đang đứng ở mức thấp nhất trong suốt thời gian được niêm yết 33.200 đồng./cổ phiếu. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mã cổ phiếu FPT vẫn được xem là một trong các blue chip có sức ảnh hưởng lớn trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE).
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức lên Sàn giao dịch Chứng khoán TP HCM, đánh dấu sự kiện doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Viễn thông trở thành công ty đại chúng.
Thời kỳ đầu, cổ phiếu FPT giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường OTC, song sát ngày lên sàn vọt lên ngưỡng 40.000đồng/cổ phiếu và chỉ sau tiếng gõ chiêng mã cổ phiếu này đã bất ngờ vọt lên trên 400.000/CP trong phiên ngày 13/12.
Thời điểm tháng 2/2007, chỉ số VN Index đạt đỉnh trên 1.000 điểm, mã FPT cũng lập đỉnh ở mức 665.000 đồng/cổ phiếu (ngày 27/2/2007). Nhưng cũng cuối năm đó, sau khi có sự pha loãng, cổ phiếu FPT quay đầu về mức 223.000 đồng/cổ phiếu (VN Index là 927 điểm).
Trong hai năm 2009 - 2010, FPT thực hiện chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 3:1 và trả ba lần cổ tức bằng tiền mặt là 10%, 15% và 10%.
Giá cổ phiếu FPT từ 85.500 đồng/cổ phiếu (trước chia tách) đã về mức 64.000 đồng/cổ phiếu (sau khi chia tách). Tại thời điểm chia tách, VN Index ghi nhận ở mức 534 điểm (10/5/2010). Sau khi chia tách, cổ phiếu FPT đã tiến lên mốc 70.000 đồng/cổ phiếu và đạt đỉnh với giá 76.500 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 29/10/2010.
Tính đến ngày 13/12, mức giá thấp nhất của cổ phiếu FPT là 32.500 vào phiên ngày 3/12. Mức cao nhất của FPT trong năm nay đứng ở 67.000 đồng vào phiên ngày 7/5 (giá điều chỉnh sau khi chia tách tỷ lệ 4:1 ngày 14/5 là 49.900 đồng).
Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/12, FPT đứng ở mức 33.200 đồng/cổ phiếu, sau khi tăng thêm 200 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 0,6% so với phiên trước đó. Khối lượng giao dịch đạt 139 nghìn đơn vị, tương đương giá trị giao dịch hơn 4,6 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán, sự góp sức của mã FPT và các mã có giá trị vốn hóa lớn đã giúp thị trường đứng ở mức cân bằng mặc dù có tới 94 mã giảm giá./.
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức lên Sàn giao dịch Chứng khoán TP HCM, đánh dấu sự kiện doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Viễn thông trở thành công ty đại chúng.
Thời kỳ đầu, cổ phiếu FPT giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường OTC, song sát ngày lên sàn vọt lên ngưỡng 40.000đồng/cổ phiếu và chỉ sau tiếng gõ chiêng mã cổ phiếu này đã bất ngờ vọt lên trên 400.000/CP trong phiên ngày 13/12.
Thời điểm tháng 2/2007, chỉ số VN Index đạt đỉnh trên 1.000 điểm, mã FPT cũng lập đỉnh ở mức 665.000 đồng/cổ phiếu (ngày 27/2/2007). Nhưng cũng cuối năm đó, sau khi có sự pha loãng, cổ phiếu FPT quay đầu về mức 223.000 đồng/cổ phiếu (VN Index là 927 điểm).
Trong hai năm 2009 - 2010, FPT thực hiện chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 3:1 và trả ba lần cổ tức bằng tiền mặt là 10%, 15% và 10%.
Giá cổ phiếu FPT từ 85.500 đồng/cổ phiếu (trước chia tách) đã về mức 64.000 đồng/cổ phiếu (sau khi chia tách). Tại thời điểm chia tách, VN Index ghi nhận ở mức 534 điểm (10/5/2010). Sau khi chia tách, cổ phiếu FPT đã tiến lên mốc 70.000 đồng/cổ phiếu và đạt đỉnh với giá 76.500 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 29/10/2010.
Tính đến ngày 13/12, mức giá thấp nhất của cổ phiếu FPT là 32.500 vào phiên ngày 3/12. Mức cao nhất của FPT trong năm nay đứng ở 67.000 đồng vào phiên ngày 7/5 (giá điều chỉnh sau khi chia tách tỷ lệ 4:1 ngày 14/5 là 49.900 đồng).
Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/12, FPT đứng ở mức 33.200 đồng/cổ phiếu, sau khi tăng thêm 200 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 0,6% so với phiên trước đó. Khối lượng giao dịch đạt 139 nghìn đơn vị, tương đương giá trị giao dịch hơn 4,6 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán, sự góp sức của mã FPT và các mã có giá trị vốn hóa lớn đã giúp thị trường đứng ở mức cân bằng mặc dù có tới 94 mã giảm giá./.
Linh Chi (Vietnam+)