Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cuộc gặp gỡ với báo chí thông báo về việc ban hành Thông tư số 17/2012 quy định về dạy thêm, học thêm.
Thông tư có 5 chương với 22 điều, được áp dụng đối với việc dạy thêm, học thêm có thu tiền. Việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không coi là dạy thêm học thêm.
Quy định lần này có 5 điểm mới so với Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDDT ngày 31/7/2007. Theo đó, quy định rõ các quy tắc dạy thêm học thêm như hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có lực học tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Các trường hợp không được dạy thêm gồm: học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Quy định cũng phân rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Theo đó, hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thì cam kết với Ủy ban Nhân dân xã phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong thực hiện dạy thêm gồm giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểudạy thêm, học thêm; mức thu tiền học thêm.
Ngoài ra, trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm cũng được giao cho các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và của người dạy thêm.
Thu và quản lý tiền học thêm phải được quy định thống nhất trên toàn quốc; yêu cầu đối với người dạy thêm; yêu cầu đối với người tổ chức dạy thêm, học thêm; cơ sở vật chất phục vụ việc dạy thêm, học thêm; thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm./.
Thông tư có 5 chương với 22 điều, được áp dụng đối với việc dạy thêm, học thêm có thu tiền. Việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không coi là dạy thêm học thêm.
Quy định lần này có 5 điểm mới so với Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDDT ngày 31/7/2007. Theo đó, quy định rõ các quy tắc dạy thêm học thêm như hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có lực học tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Các trường hợp không được dạy thêm gồm: học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Quy định cũng phân rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Theo đó, hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thì cam kết với Ủy ban Nhân dân xã phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong thực hiện dạy thêm gồm giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểudạy thêm, học thêm; mức thu tiền học thêm.
Ngoài ra, trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm cũng được giao cho các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và của người dạy thêm.
Thu và quản lý tiền học thêm phải được quy định thống nhất trên toàn quốc; yêu cầu đối với người dạy thêm; yêu cầu đối với người tổ chức dạy thêm, học thêm; cơ sở vật chất phục vụ việc dạy thêm, học thêm; thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm./.
Ngọc Anh (TTXVN)