Có thể tránh được việc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc hay không?

Các nước như Australia, Nhật Bản hay Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm thế nào để cân bằng những lợi ích an ninh bên cạnh lợi ích kinh tế và tránh phải lấy chúng ra để thỏa hiệp?
Có thể tránh được việc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc hay không? ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: IC)

Trang mạng eastasiaforum.org đưa tin Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào một cuộc chiến tranh thương mại bế tắc và sự thù địch chiến lược dai dẳng, khiến những lựa chọn về chính sách quốc tế đối với phần còn lại của thế giới trở nên hết sức phức tạp.

Các nước như Australia, Nhật Bản hay Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm thế nào để cân bằng những lợi ích an ninh bên cạnh lợi ích kinh tế và tránh phải lấy chúng ra để thỏa hiệp?

Liệu những nước này có thể tránh được việc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc hay không?

Chính sách kinh tế chưa bao giờ tách biệt khỏi những cân nhắc về an ninh.

Công thức cho một đất nước an toàn - một nền kinh tế mạnh mẽ được gắn kết với kinh tế toàn cầu thông qua thương mại, đầu tư và hợp tác - chưa bao giờ thay đổi.

[Cuộc chiến Mỹ-Trung đe dọa làm mất 1,5 triệu việc làm tại Mỹ]

Tuy nhiên, kinh tế và an ninh đang ngày càng bị vướng vào nhau theo một cách gây tổn hại cho cả hai bên, tạo ra một sự trao đổi nguy hiểm và một vòng luẩn quẩn tiêu cực.

Sự tương tác kinh tế giữa các nước giúp tăng cường an ninh quốc gia bằng cách củng cố và tạo điều kiện để thích nghi với một trật tự dựa trên các quy tắc vốn hình thành nên một số lượng các lợi ích lớn hơn và đa dạng hơn.

Đây là mối quan hệ thương mại và đầu tư mà các bên cùng có lợi, nền tảng của nền kinh tế. Đó không chỉ là việc xây dựng sự thịnh vượng và sức mạnh quốc gia, mà còn mở rộng thêm quy mô những lựa chọn chính sách chiến lược khả thi cho các nhà hoạch định chính sách.

Sự trao đổi kinh tế luôn bao hàm những rủi ro, trong đó có rủi ro an ninh quốc gia và đôi khi là cả nguy cơ áp bức.

Cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng cảnh báo: “Nếu bạn mở cửa sổ để đón không khí trong lành, bạn phải lường trước sẽ có một vài con ruồi cũng sẽ bay vào.”

Những rủi ro này đã được kiểm soát và giảm thiểu bởi một hệ thống đa phương dựa trên các quy tắc do Mỹ dẫn đầu, tạo điều kiện cho sự củng cố quan hệ kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, trong đó có cả mối quan hệ giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

Những rủi ro của sự trao đổi quốc tế đang bắt đầu chi phối những tính toán của một số nhà hoạch định chính sách, trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên phức tạp và bất ổn hơn. Có 3 lý do chính cho điều này: sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tại Mỹ và các công nghệ mới mà trong đó các quy tắc quốc tế không tồn tại.

70 năm qua, Mỹ đã ủng hộ một trật tự dựa trên các quy tắc vốn giúp kiểm soát các nguy cơ từ sự trao đổi kinh tế và giảm bớt những cái giá phải trả cho an ninh quốc gia.

Chính sách "Nước Mỹ trước tiên" mang tính bảo hộ mậu dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống thương mại đa phương mà thế giới phải dựa vào để đảm bảo được cả an ninh lẫn thịnh vượng.

Sự khó khăn trong việc kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một nhà buôn lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của nước này càng phức tạp thêm bởi sự củng cố quyền lực trong nước và một chính sách ngoại giao quyết đoán hơn của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Những công nghệ mới như mạng lưới viễn thông 5G và tầm quan trọng đang ngày càng lớn của thương mại điện tử đã tạo ra những cơ hội kinh tế và những thách thức an ninh mới mà không có một quy tắc nào tồn tại để áp đặt cho chúng.

Nếu các quốc gia không có được những khuôn khổ thích hợp để quản lý việc hoạch định chính sách chiến lược trong những điều kiện mới này, sẽ có một sự quay trở lại với chính sách kinh tế và an ninh giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Đó là giai đoạn của chủ nghĩa đơn phương và song phương tập trung vào chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và sức mạnh dân tộc non nớt.

Hệ thống đa phương ra đời tại Hội nghị Bretton Woods đã dịch chuyển thế giới đến những kết quả tích cực với các quy tắc giúp tránh khỏi tình thế khó khăn của tù nhân hay những hệ quả mà các bên điều thiệt hại.

Chính sách kinh tế được triển khai vì các mục đích địa chính trị, đôi khi còn được gọi là địa kinh tế, chắc chắn sẽ tạo ra các chính sách sai lệch, gây tổn hại đến cả kinh tế lẫn an ninh quốc gia.

Những trao đổi kinh tế khi đó bị coi là những công cụ cho những kết quả được mất ngang nhau hay tất cả các bên đều mất, thay vì tạo ra những kết quả mà các bên đều được hưởng lợi.

Một ví dụ điển hình nhất thời gian gần đây là việc Mỹ đánh thuế vào các mặt hàng thép và nhôm, và đe dọa đánh thuế vào ôtô với danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, song lại khiến Mỹ trở nên nghèo hơn và yếu hơn.

Chính sách áp đặt kinh tế mà Trung Quốc được cho là triển khai vì các mục đích địa chính trị đã bị kiểm soát bởi các quy tắc đa phương trong vụ tranh chấp đất hiếm với Nhật Bản.

Tuy nhiên, những lệnh trừng phạt được áp dụng để chống lại Hàn Quốc xung quanh việc triển khai hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) rõ ràng không nằm trong sự áp dụng các quy tắc đa phương.

Trong quá trình bảo đảm sức mạnh và an ninh quốc gia, các chính phủ cần có khả năng hoạt động trong một thế giới vượt lên trên những lựa chọn giữa hai điều: an ninh hay kinh tế; và Trung Quốc hay là Mỹ.

Sự nhất trí và bổn phận với các quy tắc và điều lệ giúp tránh khỏi những hệ quả mà các bên đều tổn thất và sự áp dụng những tương tác và trao đổi bên ngoài sự tương tác song phương cần phải có sự thỏa hiệp và số lượng những lợi ích lớn hơn có thể giúp mở rộng không gian của chính sách và những lựa chọn khả thi.

Cũng có thể tìm ra những phương thức nhằm giảm thiểu các nguy cơ lớn bằng cách củng cố sự trao đổi, chứ không phải né tránh trao đổi. Nếu các mối lo ngại an ninh và chính sách chi phối các lựa chọn kinh tế, không gian cho việc hoạch định chính sách sẽ bị thu hẹp và dẫn tới những lựa chọn song đề.

Việc phát hiện và giảm thiểu các nguy cơ, chứ không phải cân bằng chúng mà đi ngược lại những lợi ích của toàn xã hội, chính là công việc quan trọng của các cơ quan an ninh.

Các quốc gia khác nhau phải vật lộn với những thách thức này theo những các khác nhau.

Bộ phận An ninh Quốc gia Nhật Bản thuộc Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản đã tạo ra một Nhóm Kinh tế và các bộ quan trọng đang có những chia rẽ về an ninh kinh tế mới, mà thách thức của nó sẽ là nỗ lực gắn kết chính sách kinh tế và an ninh. Cấu trúc của các lợi ích và sự quyết sách ở trong đó vẫn chưa được trông thấy.

Việc đạt được sự cân bằng trong chính sách chiến lược thích hợp bao gồm việc thừa nhận rằng có sự liên kết giữa kinh tế và an ninh, song chúng có thể thúc đẩy một chu kỳ phản hồi tích cực hoặc tiêu cực.

Thế giới sẽ rơi vào nguy hiểm nếu cứ mộng du bước vào một chu kỳ phản hồi tiêu cực. Sự trao đổi kinh tế thúc đẩy an ninh quốc gia, song chắc chắc sẽ kéo theo một số nguy cơ an ninh. Nguy cơ này có thể được giảm thiểu thông qua sự hợp tác quốc tế, các quy tắc đa phương và những điều luật mạnh mẽ trong nước.

Sự trao đổi và hội nhập kinh tế trong các thị trường càng lớn thì những cái giá phải trả cho các hành vi gây hại càng cao.

Việc giảm bớt những trao đổi thương mại và đầu tư để tránh những rủi ro an ninh không phải là một đáp án thích hợp trong một thế giới của những nền kinh tế và thị trường hội nhập, trừ khi những nước này muốn trở nên nghèo hơn, yếu hơn và sống trong một thế giới bất ổn hơn.

Đây cũng là những thách thức và cơ hội chung cho các nước đang lèo lái trong một thế giới phức tạp hơn. Kinh nghiệm về sự hợp tác kinh tế và chính trị tại châu Á có thể mang lại nhận thức về cách điều khiển một chính sách ngoại giao mới.

Cả Trung Quốc và Mỹ đơn giản đều thích quan hệ với các quốc gia khác theo đường lối song phương bởi họ là những nước lớn hơn, khiến thế giới bị đẩy vào những lựa chọn khó khăn hơn.

[Lý do xung đột Mỹ-Trung có thể nhanh chóng vượt tầm kiểm soát]

Các nước nhỏ và trung sẽ cần phải có sự cân bằng thích hợp giữa an ninh và kinh tế trong việc hoạch định chính sách chiến lược và cùng hợp tác để tránh khỏi một thế giới song cực với những hệ quả được mất ngang nhau hay tất cả các bên đều mất. Hành động một cách chiến lược và đa phương, vượt lên trên chủ nghĩa song phương, là một hướng đi nhạy bén.

Việc phát triển một cách chiến lược các liên minh khu vực và đa phương có thể giúp tạo ra các quy tắc từ trên xuống dưới có thể thu hút cả Mỹ và Trung Quốc.

Tại một thời điểm mà hệ thống đa phương đang bị đe dọa, những sáng kiến khu vực và đa cực cùng những thỏa thuận nên bổ sung, gìn giữ và củng cố cho chủ nghĩa đa phương, chứ không phải là thay thế nó./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục