Sáng 16/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, cho ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô, tập trung vào một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Hà Nội; cơ chế, chính sách tài chính; chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô...
Đa số đại biểu tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật Thủ đô nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội theo một số chính sách, cơ chế đặc thù, góp phần xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay đối với Thủ đô Hà Nội, cũng như đề ra những định hướng lâu dài, ổn định cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Đại biểu Chu Sơn Hà của Hà Nội và nhiều đại biểu cho rằng việc nâng Pháp lệnh lên thành Luật là yêu cầu khách quan, việc ban hành Luật là để xây dựng Thủ đô của cả nước khang trang hơn. Ngoài việc cần có cơ chế chính sách riêng cho Thủ đô, cần thực hiện rà soát lại các văn bản hiện hành để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại của Thủ đô.
Cho ý kiến vào việc quy định các cơ chế đặc thù cho Thủ đô, một số đại biểu cho rằng việc tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố Hà Nội phải phù hợp quy định của Hiến pháp về nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ở Việt Nam. Việc đặt ra các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô phải bảo đảm không trái với Hiến pháp, không tạo ra một thiết chế độc lập, thiếu sự gắn kết về nghĩa vụ, trách nhiệm của Thủ đô với Trung ương và với các địa phương khác.
Theo các đại biểu, nhiều quy định trong dự thảo Luật chưa phản ánh được tính đặc thù trong cơ chế, chính sách dành cho Hà Nội với tư cách là Thủ đô của cả nước; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể cho việc phát triển và quản lý của riêng Thủ đô.
Đại biểu Lê Văn Học, tỉnh Lâm Đồng cho rằng dự thảo Luật có tới gần 20 cơ chế chính sách đặc thù riêng cho Thủ đô nhưng chưa giải thích rõ vì sao lại có các cơ chế đặc thù này.
Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, thành phố Hải Phòng và một số đại biểu, trong số 20 cơ chế chính sách đặc thù được quy định trong dự thảo Luật, có việc đáng quan tâm là đặt thêm quy định về nơi cư trú.
Các đại biểu cũng cho rằng cần quản lý dân cư theo quy hoạch, thực hiện chuyển bớt các trường đại học, cơ sở sản xuất ra ngoại thành chứ không nên dùng biện pháp hành chính.
Có ý kiến cho rằng tính khả thi của Luật không cao vì không phù hợp với thực tế cuộc sống của người dân Thủ đô; đề nghị tổng kết những mặt được và những hạn chế sau khi mở rộng Thủ đô. Ban soạn thảo cần có thêm thời gian nghiên cứu về các chính sách đặc thù cho Thủ đô, có như vậy khi ban hành Luật mới đi vào cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Kim Hồng, tỉnh Đồng Tháp lại đặt câu hỏi việc dành cho Thủ đô quá nhiều đặc thù như vậy có làm nảy sinh tâm lý so bì giữa người dân ở vùng sâu, vùng xa hay không trong khi Việt Nam đang mong muốn và làm mọi cách để khoảng cách giàu, nghèo thu hẹp lại. Nếu quy định nhiều đặc thù như vậy, khoảng cách này sẽ càng xa hơn...
Cùng quan điểm trên, đại biểu Đặng Như Lợi, tỉnh Cà Mau cho rằng dự thảo Luật không phù hợp với Hiến pháp, liên quan đến nhiều luật khác và khi ban hành sẽ tạo ra sự không công bằng với các địa phương khác nếu có quá nhiều đặc thù dành cho Thủ đô. Đại biểu cho rằng cần có thời gian chuẩn bị kỹ hơn để Luật Thủ đô khi được ban hành hoàn thiện hơn, tránh gây chồng chéo trong hệ thống pháp luật.
Dự thảo Luật quy định Thủ đô có thể áp dụng mức xử phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong khu vực nội thành cao hơn mức xử phạt áp dụng chung cho cả nước trong lĩnh vực văn hóa, đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông vận tải và cư trú.
Một số ý kiến đại biểu cho rằng việc quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong khu vực nội thành cao hơn cần được xem xét toàn diện các điều kiện về kinh tế-xã hội, trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Ngoài ra cũng cần xem xét đến đặc thù ở Hà Nội là số lượng người ngoại tỉnh tham gia giao thông rất lớn.
Đại biểu Đào Trọng Thi của thành phố Hà Nội và nhiều đại biểu cho rằng cần có lý giải và căn cứ để xác định mức thu cụ thể với những tính toán khoa học...
Đại biểu Lê Văn Học đề xuất Hà Nội chỉ nên tập trung vào quản lý các phương tiện giao thông vận tải và tìm cách hạn chế các phương tiện giao thông, giải pháp nghiêm cấm việc đỗ xe ôtô lòng đường trong nội thành, sẽ hạn chế được ôtô vào nội thành.../.
Đa số đại biểu tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật Thủ đô nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội theo một số chính sách, cơ chế đặc thù, góp phần xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay đối với Thủ đô Hà Nội, cũng như đề ra những định hướng lâu dài, ổn định cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Đại biểu Chu Sơn Hà của Hà Nội và nhiều đại biểu cho rằng việc nâng Pháp lệnh lên thành Luật là yêu cầu khách quan, việc ban hành Luật là để xây dựng Thủ đô của cả nước khang trang hơn. Ngoài việc cần có cơ chế chính sách riêng cho Thủ đô, cần thực hiện rà soát lại các văn bản hiện hành để tháo gỡ các vướng mắc hiện tại của Thủ đô.
Cho ý kiến vào việc quy định các cơ chế đặc thù cho Thủ đô, một số đại biểu cho rằng việc tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố Hà Nội phải phù hợp quy định của Hiến pháp về nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ở Việt Nam. Việc đặt ra các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô phải bảo đảm không trái với Hiến pháp, không tạo ra một thiết chế độc lập, thiếu sự gắn kết về nghĩa vụ, trách nhiệm của Thủ đô với Trung ương và với các địa phương khác.
Theo các đại biểu, nhiều quy định trong dự thảo Luật chưa phản ánh được tính đặc thù trong cơ chế, chính sách dành cho Hà Nội với tư cách là Thủ đô của cả nước; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể cho việc phát triển và quản lý của riêng Thủ đô.
Đại biểu Lê Văn Học, tỉnh Lâm Đồng cho rằng dự thảo Luật có tới gần 20 cơ chế chính sách đặc thù riêng cho Thủ đô nhưng chưa giải thích rõ vì sao lại có các cơ chế đặc thù này.
Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, thành phố Hải Phòng và một số đại biểu, trong số 20 cơ chế chính sách đặc thù được quy định trong dự thảo Luật, có việc đáng quan tâm là đặt thêm quy định về nơi cư trú.
Các đại biểu cũng cho rằng cần quản lý dân cư theo quy hoạch, thực hiện chuyển bớt các trường đại học, cơ sở sản xuất ra ngoại thành chứ không nên dùng biện pháp hành chính.
Có ý kiến cho rằng tính khả thi của Luật không cao vì không phù hợp với thực tế cuộc sống của người dân Thủ đô; đề nghị tổng kết những mặt được và những hạn chế sau khi mở rộng Thủ đô. Ban soạn thảo cần có thêm thời gian nghiên cứu về các chính sách đặc thù cho Thủ đô, có như vậy khi ban hành Luật mới đi vào cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Kim Hồng, tỉnh Đồng Tháp lại đặt câu hỏi việc dành cho Thủ đô quá nhiều đặc thù như vậy có làm nảy sinh tâm lý so bì giữa người dân ở vùng sâu, vùng xa hay không trong khi Việt Nam đang mong muốn và làm mọi cách để khoảng cách giàu, nghèo thu hẹp lại. Nếu quy định nhiều đặc thù như vậy, khoảng cách này sẽ càng xa hơn...
Cùng quan điểm trên, đại biểu Đặng Như Lợi, tỉnh Cà Mau cho rằng dự thảo Luật không phù hợp với Hiến pháp, liên quan đến nhiều luật khác và khi ban hành sẽ tạo ra sự không công bằng với các địa phương khác nếu có quá nhiều đặc thù dành cho Thủ đô. Đại biểu cho rằng cần có thời gian chuẩn bị kỹ hơn để Luật Thủ đô khi được ban hành hoàn thiện hơn, tránh gây chồng chéo trong hệ thống pháp luật.
Dự thảo Luật quy định Thủ đô có thể áp dụng mức xử phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong khu vực nội thành cao hơn mức xử phạt áp dụng chung cho cả nước trong lĩnh vực văn hóa, đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông vận tải và cư trú.
Một số ý kiến đại biểu cho rằng việc quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong khu vực nội thành cao hơn cần được xem xét toàn diện các điều kiện về kinh tế-xã hội, trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Ngoài ra cũng cần xem xét đến đặc thù ở Hà Nội là số lượng người ngoại tỉnh tham gia giao thông rất lớn.
Đại biểu Đào Trọng Thi của thành phố Hà Nội và nhiều đại biểu cho rằng cần có lý giải và căn cứ để xác định mức thu cụ thể với những tính toán khoa học...
Đại biểu Lê Văn Học đề xuất Hà Nội chỉ nên tập trung vào quản lý các phương tiện giao thông vận tải và tìm cách hạn chế các phương tiện giao thông, giải pháp nghiêm cấm việc đỗ xe ôtô lòng đường trong nội thành, sẽ hạn chế được ôtô vào nội thành.../.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)