Ngày 23/9, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Bảng xếp hạng “Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam-V1000.”
Đây là năm đầu tiên Bảng xếp hạng V1000 được công bố để ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tuân thủ luật pháp, chính sách về thuế và đóng góp thuế thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia.
Tiêu chí xếp hạng 1.000 doanh nghiệp
Bảng xếp hạng V1000 dựa trên kết quả xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc lập của Vietnam Report, với sự phối hợp của Tạp chí Thuế (Tổng Cục Thuế) và Hội đồng chuyên gia cố vấn của top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) là các chuyên gia tư vấn tài chính độc lập trong và ngoài nước.
Bảng xếp hạng V1000 tuân thủ nguyên tắc khách quan, độc lập, khoa học và phù hợp với chuẩn mực của các bảng xếp hạng tương tự trên thế giới. Việc xếp hạng doanh nghiệp được tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong 3 năm tài khóa (2007-2009).
Các doanh nghiệp được xếp hạng trong Bảng xếp hạng V1000 là các doanh nghiệp chấp hành tốt luật pháp và chính sách của nhà nước về thuế tại các tỉnh, thành phố Trung ương và địa phương quản lý; không có hành vi trốn thuế và không thuộc đối tượng được xử lý, xóa nợ.
Theo báo cáo, 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam đóng góp trung bình mỗi năm khoảng hơn 7% trong tổng thu ngân sách Nhà nước; trong tổng số hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Về Bảng xếp hạng V1000
Qua Bảng xếp hạng V1000, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang có tính tập trung khá cao và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn. Cụ thể là 200 doanh nghiệp đứng đầu trong Bảng xếp hạng V1000 đóng góp tới 80% lượng thuế thu được từ 1.000 doanh nghiệp trong bảng.
Về cơ cấu ngành nghề, ngành viễn thông có tổng lợi nhuận rất lớn so với các ngành kinh tế khác trong 3 năm qua. Sát theo đó, 3 ngành nổi bật chiếm tỷ trọng lớn nộp vào ngân sách Nhà nước trong Bảng xếp hạng V1000 là các doanh nghiệp ngành xây dựng-vật liệu xây dựng, bất động sản và ngân hàng.
Một điểm nữa, xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng là các doanh nghiệp thuộc 2 thành phố đầu tàu của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ trọng lần lượt là 22,5% và 37,6%.
Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh phía Nam có nhiều doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng V1000, tương ứng là 7,8% và 6,6%. Các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hầu như không có doanh nghiệp nằm trong Bảng xếp hạng V1000./.
Đây là năm đầu tiên Bảng xếp hạng V1000 được công bố để ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tuân thủ luật pháp, chính sách về thuế và đóng góp thuế thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia.
Tiêu chí xếp hạng 1.000 doanh nghiệp
Bảng xếp hạng V1000 dựa trên kết quả xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc lập của Vietnam Report, với sự phối hợp của Tạp chí Thuế (Tổng Cục Thuế) và Hội đồng chuyên gia cố vấn của top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) là các chuyên gia tư vấn tài chính độc lập trong và ngoài nước.
Bảng xếp hạng V1000 tuân thủ nguyên tắc khách quan, độc lập, khoa học và phù hợp với chuẩn mực của các bảng xếp hạng tương tự trên thế giới. Việc xếp hạng doanh nghiệp được tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong 3 năm tài khóa (2007-2009).
Các doanh nghiệp được xếp hạng trong Bảng xếp hạng V1000 là các doanh nghiệp chấp hành tốt luật pháp và chính sách của nhà nước về thuế tại các tỉnh, thành phố Trung ương và địa phương quản lý; không có hành vi trốn thuế và không thuộc đối tượng được xử lý, xóa nợ.
Theo báo cáo, 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam đóng góp trung bình mỗi năm khoảng hơn 7% trong tổng thu ngân sách Nhà nước; trong tổng số hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Về Bảng xếp hạng V1000
Qua Bảng xếp hạng V1000, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang có tính tập trung khá cao và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn. Cụ thể là 200 doanh nghiệp đứng đầu trong Bảng xếp hạng V1000 đóng góp tới 80% lượng thuế thu được từ 1.000 doanh nghiệp trong bảng.
Về cơ cấu ngành nghề, ngành viễn thông có tổng lợi nhuận rất lớn so với các ngành kinh tế khác trong 3 năm qua. Sát theo đó, 3 ngành nổi bật chiếm tỷ trọng lớn nộp vào ngân sách Nhà nước trong Bảng xếp hạng V1000 là các doanh nghiệp ngành xây dựng-vật liệu xây dựng, bất động sản và ngân hàng.
Một điểm nữa, xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng là các doanh nghiệp thuộc 2 thành phố đầu tàu của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ trọng lần lượt là 22,5% và 37,6%.
Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh phía Nam có nhiều doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng V1000, tương ứng là 7,8% và 6,6%. Các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hầu như không có doanh nghiệp nằm trong Bảng xếp hạng V1000./.
Danh sách 10 doanh nghiệp đứng đầu trong V1000: 1/ Công ty Thông tin di động (Mobifone) 2/ Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) 3/ Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty TNHH MTV 4/ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 5/ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) 6/ Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam 7/ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 8/ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) 9/ Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam 10/ Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng |
Kim Ngân (TTXVN/Vietnam+)