Ngày 10/12, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011 với chủ đề “Quy hoạch mới-Kịch bản phát triển mới-Cơ hội đầu tư mới.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao tỉnh Ninh Thuận đã chủ động tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng mang tính cạnh tranh cao và tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch kết hợp xúc tiến đầu tư nhằm huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện thành công quy hoạch này.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là năng lượng gió và mặt trời, du lịch, sản xuất muối công nghiệp... Trong Chiến lược biển Việt Nam, Ninh Thuận có thể trở thành một đầu mối kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt Ninh Thuận là nơi được chọn để xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước bằng công nghệ tiên tiến nhất, an toàn nhất. Đây là cơ hội tốt để Ninh Thuận tạo bước đột phá trong phát triển.
Để quản lý tốt và triển khai, thực hiện có hiệu quả quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục rà soát, xây dựng các kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch chung được duyệt, bảo đảm các yếu tố liên kết phát triển vùng, đồng thời có các cơ chế đột phá để huy động các nguồn lực cho thực hiện quy hoạch nhất là trong cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, q uan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng, với tư duy và cách làm mới cùng với động lực từ các của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn đã đạt được, nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, vượt qua khó khăn thách thức, giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong chặng đường phát triển mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2011 với mục tiêu tổng quát là xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Quy hoạch xác định rõ phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương hướng phát triển theo lãnh thổ. Theo đó, về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, tập trung ưu tiên 6 nhóm ngành gồm, năng lượng; du lịch; nông lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất chế biến và 2 nhóm ngành phụ trợ là giáo dục-đào tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản; đến năm 2020 mục tiêu phát triển 6 nhóm này đóng góp 91% GDP và giải quyết 85% lao động của toàn tỉnh.
Về phương hướng phát triển theo lãnh thổ xác định định hướng phát triển không gian, lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 theo hướng phát triển 2 hành lang (Quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển), 6 khu vực phát triển chủ yếu gồm khu vực phía Tây (các huyện miền núi), khu vực du lịch phía Bắc, khu vực Đầm Nại, khu vực công nghiệp phía Nam, Làng ven đô (Phước Dân-Ninh Phước), trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, trong đó tập trung ưu tiên 3 khu vực ưu tiên là trung tâm đô thị Phan Rang-Tháp Chàm, khu vực du lịch phía Bắc tỉnh và khu công nghiệp phía Nam tỉnh…
Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã giới thiệu về quy hoạch mới và những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, ký kết hợp tác và trao giấy phép cho một số nhà đầu tư.
Hội nghị còn diễn ra tọa đàm về chủ đề “Tác động, hiệu ứng lan tỏa của Quy hoạch mới của Ninh Thuận và các giải pháp hiện thực hóa quy hoạch này.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra dự án xây dựng tuyến đường ven biển của tỉnh Ninh Thuận./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao tỉnh Ninh Thuận đã chủ động tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong và ngoài nước để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng mang tính cạnh tranh cao và tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch kết hợp xúc tiến đầu tư nhằm huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện thành công quy hoạch này.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là năng lượng gió và mặt trời, du lịch, sản xuất muối công nghiệp... Trong Chiến lược biển Việt Nam, Ninh Thuận có thể trở thành một đầu mối kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt Ninh Thuận là nơi được chọn để xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước bằng công nghệ tiên tiến nhất, an toàn nhất. Đây là cơ hội tốt để Ninh Thuận tạo bước đột phá trong phát triển.
Để quản lý tốt và triển khai, thực hiện có hiệu quả quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục rà soát, xây dựng các kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch chung được duyệt, bảo đảm các yếu tố liên kết phát triển vùng, đồng thời có các cơ chế đột phá để huy động các nguồn lực cho thực hiện quy hoạch nhất là trong cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, q uan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng, với tư duy và cách làm mới cùng với động lực từ các của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn đã đạt được, nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, vượt qua khó khăn thách thức, giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong chặng đường phát triển mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2011 với mục tiêu tổng quát là xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Quy hoạch xác định rõ phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương hướng phát triển theo lãnh thổ. Theo đó, về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, tập trung ưu tiên 6 nhóm ngành gồm, năng lượng; du lịch; nông lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất chế biến và 2 nhóm ngành phụ trợ là giáo dục-đào tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản; đến năm 2020 mục tiêu phát triển 6 nhóm này đóng góp 91% GDP và giải quyết 85% lao động của toàn tỉnh.
Về phương hướng phát triển theo lãnh thổ xác định định hướng phát triển không gian, lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 theo hướng phát triển 2 hành lang (Quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển), 6 khu vực phát triển chủ yếu gồm khu vực phía Tây (các huyện miền núi), khu vực du lịch phía Bắc, khu vực Đầm Nại, khu vực công nghiệp phía Nam, Làng ven đô (Phước Dân-Ninh Phước), trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, trong đó tập trung ưu tiên 3 khu vực ưu tiên là trung tâm đô thị Phan Rang-Tháp Chàm, khu vực du lịch phía Bắc tỉnh và khu công nghiệp phía Nam tỉnh…
Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã giới thiệu về quy hoạch mới và những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, ký kết hợp tác và trao giấy phép cho một số nhà đầu tư.
Hội nghị còn diễn ra tọa đàm về chủ đề “Tác động, hiệu ứng lan tỏa của Quy hoạch mới của Ninh Thuận và các giải pháp hiện thực hóa quy hoạch này.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra dự án xây dựng tuyến đường ven biển của tỉnh Ninh Thuận./.
Thiện Thuật-Đức Ánh (TTXVN/Vietnam+)