Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Hội nghị có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đến từ Liên bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và hàng trăm nhà khoa học Việt Nam đã và đang làm việc trong lĩnh vực hạt nhân.
Trên cơ sở những tham luận tại hội nghị, các nhà khoa học của Việt Nam và các nước đã có nhiều chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực... cho điện hạt nhân.
Tại hội nghị, các nhà khoa học đã một lần nữa khẳng định trong quá trình phát triển điện hạt nhân, vấn đề an toàn và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng, mang tính quyết định tới sự thành công của chương trình điện hạt nhân. Do vậy, các quốc gia có điện hạt nhân trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển chương trình điện hạt nhân của mình một cách an toàn, an ninh và vì mục đích hòa bình.
Ở Việt Nam, để giải quyết nhu cầu điện năng cho phát triển đất nước, điện hạt nhân đã được xem như là một trong các giải pháp khả thi.
Các nghiên cứu cho phát triển điện hạt nhân đã được các cơ quan có liên quan thực hiện liên tục và có hệ thống từ năm 1996 đến nay.
Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW, gồm hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, trong đó mỗi nhà máy gồm hai tổ máy (công suất mỗi tổ máy khoảng 1.000MW).
Ngày 4/5/2010, Chính phủ cũng đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo lộ trình thực hiện, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành năm 2020.
Hội nghị do Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cùng Viện Phát triển công nghệ, truyền thông và hỗ trợ cộng đồng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp tổ chức./.
Hội nghị có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đến từ Liên bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và hàng trăm nhà khoa học Việt Nam đã và đang làm việc trong lĩnh vực hạt nhân.
Trên cơ sở những tham luận tại hội nghị, các nhà khoa học của Việt Nam và các nước đã có nhiều chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực... cho điện hạt nhân.
Tại hội nghị, các nhà khoa học đã một lần nữa khẳng định trong quá trình phát triển điện hạt nhân, vấn đề an toàn và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng, mang tính quyết định tới sự thành công của chương trình điện hạt nhân. Do vậy, các quốc gia có điện hạt nhân trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển chương trình điện hạt nhân của mình một cách an toàn, an ninh và vì mục đích hòa bình.
Ở Việt Nam, để giải quyết nhu cầu điện năng cho phát triển đất nước, điện hạt nhân đã được xem như là một trong các giải pháp khả thi.
Các nghiên cứu cho phát triển điện hạt nhân đã được các cơ quan có liên quan thực hiện liên tục và có hệ thống từ năm 1996 đến nay.
Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW, gồm hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, trong đó mỗi nhà máy gồm hai tổ máy (công suất mỗi tổ máy khoảng 1.000MW).
Ngày 4/5/2010, Chính phủ cũng đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo lộ trình thực hiện, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành năm 2020.
Hội nghị do Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cùng Viện Phát triển công nghệ, truyền thông và hỗ trợ cộng đồng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp tổ chức./.
Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)