Ngày 26/2, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Năng lượng mới và Phát triển kỹ nghệ công nghiệp NeDo Nhật Bản đồng tổ chức Hội thảo “Công nghệ lên men mêtan và xử lý nước thải”.
Hội thảo nhằm hợp tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển hệ xử lý nước thải thích hợp với làng nghề giảm ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Xuân Bảo Tâm cho rằng thông qua hỗ trợ điểm trực tiếp cho nghiên cứu xử lý nước thải làng nghề quy mô vừa và nhỏ, các đơn vị chuyên môn về kỹ thuật công nghệ môi trường có thể cùng nhau xây dựng lộ trình phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thích hợp, trong khuôn khổ của Chương trình Viện trợ xanh của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam, cũng như sử dụng các nguồn hỗ trợ khác, qua đó có thể nhân rộng các mô hình xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và ngăn ngừa ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, cải thiện chất lượng nước tại các lưu vực sông, đặc biệt các khu vực ô nhiễm trọng điểm.
Theo ông Masayuki Tsuchiya, phụ trách các dự án môi trường của Việt Nam, Dự án ứng dụng kỹ thuật môi trường của Nhật Bản giúp tìm ra giải pháp cải thiện môi trường ở Việt Nam, do vậy rất mong Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng hành lang pháp lý về quy chế pháp luật phù hợp tạo điều kiện cho Nhật Bản thực hiện chuyển giao công nghệ này.
Giới thiệu về công nghệ lên men mêtan và xử lý nước thải tại các làng nghề ở Việt Nam, ông Hirosi Taniuchi cho biết nước thải và chất hữu cơ sẽ được gom vào bể chứa để lên thành men mêtan sau đó mêtan khử sunphua được dùng làm nhiên liệu phát điện, nước thải ra tiếp tục đưa vào bồn chứa xử lý mức độ chấp nhận được rồi thải ra môi trường, bên cạnh đó chất thải rắn sau khi lên men có thể dử dụng làm phân bón nông nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện cả nước có 1.450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh, thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề…
Ô nhiễm làng nghề hiện nay đang ở mức đáng báo động, kết quả khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra những con số đáng lo ngại, đó là 100% mẫu nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm./.
Hội thảo nhằm hợp tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển hệ xử lý nước thải thích hợp với làng nghề giảm ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Xuân Bảo Tâm cho rằng thông qua hỗ trợ điểm trực tiếp cho nghiên cứu xử lý nước thải làng nghề quy mô vừa và nhỏ, các đơn vị chuyên môn về kỹ thuật công nghệ môi trường có thể cùng nhau xây dựng lộ trình phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thích hợp, trong khuôn khổ của Chương trình Viện trợ xanh của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam, cũng như sử dụng các nguồn hỗ trợ khác, qua đó có thể nhân rộng các mô hình xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và ngăn ngừa ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, cải thiện chất lượng nước tại các lưu vực sông, đặc biệt các khu vực ô nhiễm trọng điểm.
Theo ông Masayuki Tsuchiya, phụ trách các dự án môi trường của Việt Nam, Dự án ứng dụng kỹ thuật môi trường của Nhật Bản giúp tìm ra giải pháp cải thiện môi trường ở Việt Nam, do vậy rất mong Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng hành lang pháp lý về quy chế pháp luật phù hợp tạo điều kiện cho Nhật Bản thực hiện chuyển giao công nghệ này.
Giới thiệu về công nghệ lên men mêtan và xử lý nước thải tại các làng nghề ở Việt Nam, ông Hirosi Taniuchi cho biết nước thải và chất hữu cơ sẽ được gom vào bể chứa để lên thành men mêtan sau đó mêtan khử sunphua được dùng làm nhiên liệu phát điện, nước thải ra tiếp tục đưa vào bồn chứa xử lý mức độ chấp nhận được rồi thải ra môi trường, bên cạnh đó chất thải rắn sau khi lên men có thể dử dụng làm phân bón nông nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện cả nước có 1.450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh, thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề…
Ô nhiễm làng nghề hiện nay đang ở mức đáng báo động, kết quả khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra những con số đáng lo ngại, đó là 100% mẫu nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)