Các sản phẩm công nghệ thông tin được sản xuất tại Việt Nam, được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ... sẽ được ưu tiên đầu tư, mua sắm bằng ngân sách nhà nước.
Đây là nội dung chủ đạo của dự thảo Thông tư quy định chi tiết về đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.
Theo đó, đối với sản phẩm phần cứng, điện tử, việc ưu tiên sẽ áp dụng khi doanh thu từ hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh sản phẩm phải đạt tối thiểu 10 tỷ đồng/năm (trong 2 năm liên tiếp gần nhất) hoặc có tối thiểu 05 cơ quan nhà nước hoặc 10 tổ chức, doanh nghiệp hoặc 500 cá nhân đã và đang sử dụng.
Ngoài ra, sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ từ 20% trở lên trong tổng chi phí sản xuất hoặc tổ chức, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tối thiểu 50 lao động chuyên môn về phần cứng, điện tử là người Việt Nam đang làm việc ổn định.
Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các chuẩn quản lý chất lượng, môi trường cho hoạt động sản xuất phần cứng, điện tử như TCVN ISO 9001:2008; TCVN ISO 14001:2004; TCVN ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
Với sản phẩm phần mềm, việc ưu tiên dành cho doanh thu từ sản phẩm phải đạt 500 triệu đồng/năm (2 năm liên tiếp gần nhất). Sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ từ 30% trở lên trong tổng chi phí sản xuất...
Đối với sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm phải tuân thủ pháp luật về cung cấp, sử dụng nội dung, thông tin trên mạng. Ngoài ra, tổng doanh thu của doanh nghiệp từ các sản phẩm nội dung thông tin số phải đạt 2 tỷ đồng/năm (2 năm liên tiếp gần nhất) hoặc sản phẩm được ưu tiên có tối thiểu 20 tổ chức, doanh nghiệp hoặc tối thiểu 500 cá nhân đã và đang sử dụng.
Với dịch vụ công nghệ thông tin, doanh thu từ hoạt động này phải đạt tối thiểu 2 tỷ đồng/năm hoặc dịch vụ được ưu tiên có tối thiểu 5 tổ chức, doanh nghiệp đã và đang sử dụng. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO, ưu tiên các tổ chức, doanh nghiệp đạt chuẩn ISO 20000 hoặc ISO 27000…/.
Đây là nội dung chủ đạo của dự thảo Thông tư quy định chi tiết về đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.
Theo đó, đối với sản phẩm phần cứng, điện tử, việc ưu tiên sẽ áp dụng khi doanh thu từ hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh sản phẩm phải đạt tối thiểu 10 tỷ đồng/năm (trong 2 năm liên tiếp gần nhất) hoặc có tối thiểu 05 cơ quan nhà nước hoặc 10 tổ chức, doanh nghiệp hoặc 500 cá nhân đã và đang sử dụng.
Ngoài ra, sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ từ 20% trở lên trong tổng chi phí sản xuất hoặc tổ chức, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tối thiểu 50 lao động chuyên môn về phần cứng, điện tử là người Việt Nam đang làm việc ổn định.
Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các chuẩn quản lý chất lượng, môi trường cho hoạt động sản xuất phần cứng, điện tử như TCVN ISO 9001:2008; TCVN ISO 14001:2004; TCVN ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
Với sản phẩm phần mềm, việc ưu tiên dành cho doanh thu từ sản phẩm phải đạt 500 triệu đồng/năm (2 năm liên tiếp gần nhất). Sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ từ 30% trở lên trong tổng chi phí sản xuất...
Đối với sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm phải tuân thủ pháp luật về cung cấp, sử dụng nội dung, thông tin trên mạng. Ngoài ra, tổng doanh thu của doanh nghiệp từ các sản phẩm nội dung thông tin số phải đạt 2 tỷ đồng/năm (2 năm liên tiếp gần nhất) hoặc sản phẩm được ưu tiên có tối thiểu 20 tổ chức, doanh nghiệp hoặc tối thiểu 500 cá nhân đã và đang sử dụng.
Với dịch vụ công nghệ thông tin, doanh thu từ hoạt động này phải đạt tối thiểu 2 tỷ đồng/năm hoặc dịch vụ được ưu tiên có tối thiểu 5 tổ chức, doanh nghiệp đã và đang sử dụng. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO, ưu tiên các tổ chức, doanh nghiệp đạt chuẩn ISO 20000 hoặc ISO 27000…/.
Trung Hiền (Vietnam+)