Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 5/1, tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, EVN và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu sẽ khởi công xây dựng công trình thủy điện Lai Châu.
Nhà máy Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1200MW (3x400MW), được Quốc hội khóa XII thông qua chủ trương đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư với tổng mức đầu tư sau thuế 35.700 tỷ đồng; trong đó vốn tự có của EVN chiếm 20%, còn lại 80% là vốn vay thương mại trong, ngoài nước, vay tín dụng ưu đãi đầu tư.
EVN được giao xây dựng công trình thủy điện; khoảng 65km đường giao thông tránh ngập tỉnh lộ 127 cấp V miền núi và 20km đường giao thông liên vùng cấp V miền núi đoạn Mường Tè-Pắc Ma; đường giao thông ngoài công trường đoạn Lai Hà-thủy điện Lai Châu và cầu Lai Hà dài khoảng 34km; đường dây tải điện 500kV từ thủy điện Lai Châu đến trạm biến áp 500kV tại Pitoong, tỉnh Sơn La, dài khoảng 180km; đường dây tải điện 110kV từ thủy điện Lai Châu-Tuần Giáo, trạm biến áp 110kV tại thủy điện Lai Châu và mở rộng trạm biến áp 110kV Tuần Giáo.
Bên cạnh đó, EVN còn lập Quy hoạch tổng thể bồi thường di dân, tái định cư cho dự án gồm 35 điểm tái định cư trên địa bàn huyện Mường Tè.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu được giao làm chủ đầu tư dự án bồi thường di dân, tái định cư. Dự án sẽ bồi thường di dân, tái định cư cho 1.331 hộ/5.867 người bị ảnh hưởng trực tiếp thuộc địa bàn 8 xã và 1 thị trấn; 617 hộ/3.873 người bị ảnh hưởng gián tiếp thuộc địa bàn của 3 xã.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I là nhà thầu tư vấn dự án. Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn là tổ hợp nhà thầu thi công công trình chính.
Theo EVN, hồ chứa có tổng dung tích 1.215 triệu m3, điện lượng trung bình nhiều năm gần 4,7 tỷ kWh, ngoài ra còn tăng cho các công trình bậc dưới là Sơn La và Hòa Bình 59,9 triệu kWh. Dự kiến, tổ máy 1 thủy điện Lai Châu sẽ phát điện vào năm 2016, hoàn thành công trình dự kiến vào năm 2017./.
Nhà máy Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1200MW (3x400MW), được Quốc hội khóa XII thông qua chủ trương đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư với tổng mức đầu tư sau thuế 35.700 tỷ đồng; trong đó vốn tự có của EVN chiếm 20%, còn lại 80% là vốn vay thương mại trong, ngoài nước, vay tín dụng ưu đãi đầu tư.
EVN được giao xây dựng công trình thủy điện; khoảng 65km đường giao thông tránh ngập tỉnh lộ 127 cấp V miền núi và 20km đường giao thông liên vùng cấp V miền núi đoạn Mường Tè-Pắc Ma; đường giao thông ngoài công trường đoạn Lai Hà-thủy điện Lai Châu và cầu Lai Hà dài khoảng 34km; đường dây tải điện 500kV từ thủy điện Lai Châu đến trạm biến áp 500kV tại Pitoong, tỉnh Sơn La, dài khoảng 180km; đường dây tải điện 110kV từ thủy điện Lai Châu-Tuần Giáo, trạm biến áp 110kV tại thủy điện Lai Châu và mở rộng trạm biến áp 110kV Tuần Giáo.
Bên cạnh đó, EVN còn lập Quy hoạch tổng thể bồi thường di dân, tái định cư cho dự án gồm 35 điểm tái định cư trên địa bàn huyện Mường Tè.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu được giao làm chủ đầu tư dự án bồi thường di dân, tái định cư. Dự án sẽ bồi thường di dân, tái định cư cho 1.331 hộ/5.867 người bị ảnh hưởng trực tiếp thuộc địa bàn 8 xã và 1 thị trấn; 617 hộ/3.873 người bị ảnh hưởng gián tiếp thuộc địa bàn của 3 xã.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I là nhà thầu tư vấn dự án. Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn là tổ hợp nhà thầu thi công công trình chính.
Theo EVN, hồ chứa có tổng dung tích 1.215 triệu m3, điện lượng trung bình nhiều năm gần 4,7 tỷ kWh, ngoài ra còn tăng cho các công trình bậc dưới là Sơn La và Hòa Bình 59,9 triệu kWh. Dự kiến, tổ máy 1 thủy điện Lai Châu sẽ phát điện vào năm 2016, hoàn thành công trình dự kiến vào năm 2017./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)