"Công ước LHQ về Luật biển là nền tảng hành động"

Đại sứ Bùi Thế Giang nhấn mạnh yếu tố quan trọng là sự tôn trọng trật tự luật pháp đã được thiết lập bởi UNCLOS, công ước được hầu hết các nước quanh Biển Đông tham gia.
Ngày 6/12, phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng(ĐHĐ) LHQ về "Đại dương và Luật biển", Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó TrưởngPhái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, cho rằng dù Công ướcLHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) chưa thoả mãn được lợi ích và mụctiêu của mọi quốc gia, nhưng đó vẫn là nền tảng cho hành động và hợptác trong lĩnh vực biển.

Theo Đại sứ Bùi Thế Giang,UNCLOS đã có những đóng góp vô cùng tích cực và to lớn trong việc thúcđẩy hòa bình và an ninh quốc tế. UNCLOS đã cung cấp khung pháp lý đượcthừa nhận rộng rãi trên toàn cầu để các quốc gia ven biển thiết lập vàthực hiện các quyền và nghĩa vụ về biển.

UNCLOS giúp thúc đẩy nguyêntắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, đưa ra một cơ chế bắt buộc đểgiải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

Các quy địnhcủa UNCLOS có quan hệ chặt chẽ và tạo thành một hệ thống quy định hoànchỉnh, không cho phép một quốc gia thành viên lựa chọn những gì mìnhthích và bỏ qua những gì mình không thích. Khi thực hiện các quyền theoCông ước, các quốc gia thành viên phải sẵn sàng gánh vác những nghĩa vụtương ứng.

Đại sứ Bùi Thế Giang nhấn mạnh Việt Namnhất trí với quan điểm chung về tầm quan trọng của việc sử dụng và pháttriển bền vững các đại dương và biển, trong đó duy trì hoà bình, ổnđịnh và trật tự trên biển là một phần không thể tách rời. Là một quốcgia ven biển, có bờ biển tiếp giáp với Biển Đông dài, Việt Nam luônquan tâm đến vấn đề hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề sửdụng và quản lý Biển Đông.

Về vấn đề này, yếu tố quan trọng chính là sựtôn trọng trật tự luật pháp đã được thiết lập bởi UNCLOS, công ước đãđược hầu hết các nước xung quanh Biển Đông tham gia.

TheoĐại sứ Bùi Thế Giang, hiện tồn tại những tranh chấp phức tạp về chủquyền ở Biển Đông. Những tranh chấp này nếu không được xử lý và giảiquyết một cách thỏa đáng sẽ tác động đến hòa bình, an ninh và ổn địnhcủa khu vực, cản trở việc sử dụng hợp pháp vùng biển này cũng như cáctài nguyên của nó cho nhu cầu phát triển của quốc gia ven biển cũng nhưnhững nỗ lực hợp tác vì sự phát triển bền vững khác.

Nhận thức rõ thựctế này, Việt Nam đang tích cực làm việc để tìm ra giải pháp hòa bình,phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và được tất cả cácbên liên quan chấp nhận. Thông qua đàm phán hòa bình, Việt Nam đã hoàntất các thoả thuận phân định biên giới trên biển ở Vịnh Bắc Bộ vớiTrung Quốc, thềm lục địa chồng lấn với Indonesia, cùng phát triển tạicác thềm lục địa chồng lấn với Malaysia và Thái Lan.

ViệtNam hoan nghênh việc thông qua Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố năm 2002 vềcách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cam kết cùng nhau làm việcđể sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam sẽ tiếptục cùng các bên có liên quan, đặc biệt là các nước trong khu vực, cốgắng tạo ra một môi trường thuận lợi cho hòa bình, phát triển, hợp tácvà bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia ở BiểnĐông./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục