Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công việc của ngành tư pháp có vị trí quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Ngày 13/12, làm việc tại Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ngành tư pháp đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; góp phần tạo ra sự đổi mới cơ bản trong công tác xây dựng pháp luật như thu gọn hình thức và cải tiến quy trình, kỹ thuật soạn thảo văn bản, bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền.
Trong nhiệm kỳ 2007-2011, Bộ Tư pháp đã chủ trì soạn thảo, hoàn chỉnh trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật, pháp lệnh và 6 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên tổng số 75 dự án luật, pháp lệnh được thông qua tại nhiệm kỳ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII; bảo đảm tất cả các dự án luật, pháp lệnh được trình đúng thời hạn. Công tác hoàn thiện thể chế và đổi mới phương thức quản lý các lĩnh vực công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp được thực hiện hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu của chiến lược về hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Phó Thủ tướng nêu rõ: công tác xây dựng pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội; Bộ đã nêu vai trò tiên phong trong thi hành pháp luật và có nhiều giải pháp đưa pháp luật đi vào cuộc sống; ngành đã quan tâm nâng cao đạo đức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp; chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trong giải quyết công việc...
Cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác tư pháp nhiệm kỳ 2011-2016 và một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 có sự tham gia của toàn xã hội, Bộ Tư pháp là cơ quan tổng hợp, cần nghiên cứu, tham mưu phản biện để xây dựng Hiến pháp thực sự lâu dài, đảm bảo các nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tính giai cấp trong Hiến pháp và sự hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bộ Tư pháp cần chủ động, tích cực tham mưu giúp Chính phủ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành theo Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp của Chính phủ.
Về công tác cải cách tư pháp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ phải đề xuất những vấn đề cải cách quyết liệt, nếu không sẽ không thể đổi mới. Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ quan trọng của ngành là công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bộ cần có chủ trương, biện pháp đồng bộ để đảm bảo chất lượng các dự án luật, pháp lệnh; nghiên cứu đề xuất để có biện pháp đảm bảo ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.
Bên cạnh đó cần chú ý tới việc hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật; có cơ chế huy động sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội Luật gia... trong quá trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Nhận định việc thi hành pháp luật nói chung còn yếu, tình trạng "nhờn" pháp luật diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi, Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế thực hiện và giải pháp cụ thể hơn; việc theo dõi thi hành pháp luật đặt ra cùng việc xây dựng pháp luật; đánh giá hoạt động bổ trợ tư pháp có những tiến bộ đáng mừng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; cần củng cố tăng cường hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp, xây dựng cơ chế thúc đẩy xã hội hóa một số hoạt động trong bổ trợ tư pháp.
Phó Thủ tướng lưu ý ngành phải có bước đột phá trong đào tạo cử nhân Luật và các chức danh tư pháp; coi trọng giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công việc; Bộ Tư pháp cần phối hợp với các Bộ, ngành quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn; tăng cường quản lý Nhà nước đối với đội ngũ luật sư, đáp ứng yêu cầu bảo vệ kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp cần dự liệu, dự báo nhiều yếu tố, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, đầu tư; thực hiện quyết liệt, triệt để cải cách hành chính trong lĩnh vực của ngành...
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết cùng với những thành tựu đã đạt được của đất nước trên các lĩnh vực, giai đoạn 2007-2011 được coi là giai đoạn phát triển đáng ghi nhận của ngành Tư pháp. Nhiều lĩnh vực công tác tiếp tục được đổi mới, cải cách mạnh mẽ, hoạt động tư pháp đã gắn kết chặt chẽ hơn với nhiệm vụ chính trị chung của đất nước và địa phương.
Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng pháp luật đã có sự thay đổi lớn, công tác theo dõi chung về thi hành pháp luật bước đầu triển khai có hiệu quả. Công tác thi hành án dân sự đã có chuyển biến cơ bản; hợp tác quốc tế về tư pháp, pháp luật và hội nhập đã có những bước tiến mới, giúp Chính phủ mở rộng và quản lý thống nhất các hoạt động này theo đúng nguyên tắc và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước...
Năm 2012, công tác tư pháp đặt nhiệm vụ trọng tâm giúp Chính phủ tổ chức tổng kết việc thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ngành xác định tạo chuyển biến bền vững trong công tác thi hành án dân sự, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội; hoàn thiện thể chế cho sự phát triển ổn định và nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, luật sư, công chứng, giám định tư pháp... góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Ngành cũng sẽ thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ của ngành; tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng đào tạo luật, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực hướng tới những đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực tư pháp phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.../.
Ngày 13/12, làm việc tại Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ngành tư pháp đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; góp phần tạo ra sự đổi mới cơ bản trong công tác xây dựng pháp luật như thu gọn hình thức và cải tiến quy trình, kỹ thuật soạn thảo văn bản, bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền.
Trong nhiệm kỳ 2007-2011, Bộ Tư pháp đã chủ trì soạn thảo, hoàn chỉnh trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật, pháp lệnh và 6 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên tổng số 75 dự án luật, pháp lệnh được thông qua tại nhiệm kỳ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII; bảo đảm tất cả các dự án luật, pháp lệnh được trình đúng thời hạn. Công tác hoàn thiện thể chế và đổi mới phương thức quản lý các lĩnh vực công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp được thực hiện hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu của chiến lược về hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Phó Thủ tướng nêu rõ: công tác xây dựng pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội; Bộ đã nêu vai trò tiên phong trong thi hành pháp luật và có nhiều giải pháp đưa pháp luật đi vào cuộc sống; ngành đã quan tâm nâng cao đạo đức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp; chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trong giải quyết công việc...
Cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác tư pháp nhiệm kỳ 2011-2016 và một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 có sự tham gia của toàn xã hội, Bộ Tư pháp là cơ quan tổng hợp, cần nghiên cứu, tham mưu phản biện để xây dựng Hiến pháp thực sự lâu dài, đảm bảo các nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tính giai cấp trong Hiến pháp và sự hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bộ Tư pháp cần chủ động, tích cực tham mưu giúp Chính phủ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành theo Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp của Chính phủ.
Về công tác cải cách tư pháp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ phải đề xuất những vấn đề cải cách quyết liệt, nếu không sẽ không thể đổi mới. Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ quan trọng của ngành là công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bộ cần có chủ trương, biện pháp đồng bộ để đảm bảo chất lượng các dự án luật, pháp lệnh; nghiên cứu đề xuất để có biện pháp đảm bảo ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.
Bên cạnh đó cần chú ý tới việc hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật; có cơ chế huy động sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội Luật gia... trong quá trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Nhận định việc thi hành pháp luật nói chung còn yếu, tình trạng "nhờn" pháp luật diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi, Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế thực hiện và giải pháp cụ thể hơn; việc theo dõi thi hành pháp luật đặt ra cùng việc xây dựng pháp luật; đánh giá hoạt động bổ trợ tư pháp có những tiến bộ đáng mừng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; cần củng cố tăng cường hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp, xây dựng cơ chế thúc đẩy xã hội hóa một số hoạt động trong bổ trợ tư pháp.
Phó Thủ tướng lưu ý ngành phải có bước đột phá trong đào tạo cử nhân Luật và các chức danh tư pháp; coi trọng giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công việc; Bộ Tư pháp cần phối hợp với các Bộ, ngành quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn; tăng cường quản lý Nhà nước đối với đội ngũ luật sư, đáp ứng yêu cầu bảo vệ kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp cần dự liệu, dự báo nhiều yếu tố, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, đầu tư; thực hiện quyết liệt, triệt để cải cách hành chính trong lĩnh vực của ngành...
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết cùng với những thành tựu đã đạt được của đất nước trên các lĩnh vực, giai đoạn 2007-2011 được coi là giai đoạn phát triển đáng ghi nhận của ngành Tư pháp. Nhiều lĩnh vực công tác tiếp tục được đổi mới, cải cách mạnh mẽ, hoạt động tư pháp đã gắn kết chặt chẽ hơn với nhiệm vụ chính trị chung của đất nước và địa phương.
Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng pháp luật đã có sự thay đổi lớn, công tác theo dõi chung về thi hành pháp luật bước đầu triển khai có hiệu quả. Công tác thi hành án dân sự đã có chuyển biến cơ bản; hợp tác quốc tế về tư pháp, pháp luật và hội nhập đã có những bước tiến mới, giúp Chính phủ mở rộng và quản lý thống nhất các hoạt động này theo đúng nguyên tắc và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước...
Năm 2012, công tác tư pháp đặt nhiệm vụ trọng tâm giúp Chính phủ tổ chức tổng kết việc thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ngành xác định tạo chuyển biến bền vững trong công tác thi hành án dân sự, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội; hoàn thiện thể chế cho sự phát triển ổn định và nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, luật sư, công chứng, giám định tư pháp... góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Ngành cũng sẽ thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ của ngành; tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng đào tạo luật, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực hướng tới những đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực tư pháp phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)