Cửa biển Tư Hiền, nơi nối thông giữa biển và vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, đang bị bồi lấp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, một khi cửa biển Tư Hiền bị cạn dần hoặc bị bồi lấp, sẽ làm ngọt hóa vùng đầm phá về mùa mưa và nồng độ muối trong trước sẽ tăng cao vào mùa nắng nóng, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy hải sản ở đây.
Hiện việc nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai đang vào chính vụ. Toàn tỉnh đã thả nuôi 3.780ha chủ yếu là nuôi tôm, phần lớn là nuôi nước lợ. Vùng nuôi trai lấy ngọc xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, nước mặn xuất hiện sớm trên phá Tam Giang, với độ mặn đo được tại các vùng như Thuận An, Vinh Hiền và Lộc Bình lên đến hơn 15%o; trong khi cùng thời điểm này năm trước là chưa đến 10%o.
Nước mặn xuất hiện sớm hơn mọi năm, nguyên nhân chính là do cửa Tư Hiền bị bồi lấp, nước cạn dần, ít lưu thông, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang.
Các hộ nuôi cá lồng trên phá Tam Giang phải di chuyển hơn 900 lồng cá nuôi xuống cuối nguồn sông Ô Lâu để tránh thiệt hại. Nhiều diện tích tôm nuôi cũng bị nhiễm bệnh, hoặc tôm bị còi... do nguồn nước không đảm bảo.
Nhằm đảm bảo cho sự phát triển, nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực cửa Tư Hiền, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư 540 triệu đồng, đồng thời giao cho Ủy ban Nhân dân xã Lộc Bình và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ Biển Ngọc tiến hành khơi thông khẩn cấp dòng chảy cửa Tư Hiền để sớm ổn định lại các chỉ tiêu môi trường nước của vùng đầm phá.
Trong tháng 4, các đơn vị thi công phải dùng 3 máy hút cát chuyên dụng để hút khoảng 18.000m3, vận chuyển cát ra xa phía hai bên bờ để đảm bảo môi trường cho việc trồng thủy sản.
Về lâu dài, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần có phương án khảo sát, đánh giá tác động của môi trường để xử lý, đảm bảo lưu thông dòng chảy và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân trong vùng.../.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, một khi cửa biển Tư Hiền bị cạn dần hoặc bị bồi lấp, sẽ làm ngọt hóa vùng đầm phá về mùa mưa và nồng độ muối trong trước sẽ tăng cao vào mùa nắng nóng, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy hải sản ở đây.
Hiện việc nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai đang vào chính vụ. Toàn tỉnh đã thả nuôi 3.780ha chủ yếu là nuôi tôm, phần lớn là nuôi nước lợ. Vùng nuôi trai lấy ngọc xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, nước mặn xuất hiện sớm trên phá Tam Giang, với độ mặn đo được tại các vùng như Thuận An, Vinh Hiền và Lộc Bình lên đến hơn 15%o; trong khi cùng thời điểm này năm trước là chưa đến 10%o.
Nước mặn xuất hiện sớm hơn mọi năm, nguyên nhân chính là do cửa Tư Hiền bị bồi lấp, nước cạn dần, ít lưu thông, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang.
Các hộ nuôi cá lồng trên phá Tam Giang phải di chuyển hơn 900 lồng cá nuôi xuống cuối nguồn sông Ô Lâu để tránh thiệt hại. Nhiều diện tích tôm nuôi cũng bị nhiễm bệnh, hoặc tôm bị còi... do nguồn nước không đảm bảo.
Nhằm đảm bảo cho sự phát triển, nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực cửa Tư Hiền, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư 540 triệu đồng, đồng thời giao cho Ủy ban Nhân dân xã Lộc Bình và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ Biển Ngọc tiến hành khơi thông khẩn cấp dòng chảy cửa Tư Hiền để sớm ổn định lại các chỉ tiêu môi trường nước của vùng đầm phá.
Trong tháng 4, các đơn vị thi công phải dùng 3 máy hút cát chuyên dụng để hút khoảng 18.000m3, vận chuyển cát ra xa phía hai bên bờ để đảm bảo môi trường cho việc trồng thủy sản.
Về lâu dài, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần có phương án khảo sát, đánh giá tác động của môi trường để xử lý, đảm bảo lưu thông dòng chảy và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân trong vùng.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)