CUHK: Rủi ro của việc thiết lập các liên minh chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ có nhiều bất ổn

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Bất cứ khi nào thị trường có bất ổn lớn, thì thường là khi các công ty tìm kiếm một đối tác kinh doanh để tận dụng thế mạnh của nhau nhằm phát triển các cơ hội kinh doanh mới cũng như tránh các rủi ro. Một […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Bất cứ khi nào thị trường có bất ổn lớn, thì thường là khi các công ty tìm kiếm một đối tác kinh doanh để tận dụng thế mạnh của nhau nhằm phát triển các cơ hội kinh doanh mới cũng như tránh các rủi ro. Một trường hợp điển hình là liên minh AOL Time Warner nổi tiếng, được quảng cáo là sự kết hợp cuối cùng giữa một nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến với một tập đoàn truyền thông, giữa cuộc biến động lớn xảy ra ngay khi việc sử dụng Internet trên toàn cầu diễn ra vào đầu những năm 2000.

Cuối cùng thì liên minh này đã kết thúc không được như mong muốn vào năm 2018 và được nhiều người đánh giá là thương vụ sáp nhập tồi tệ nhất mọi thời đại.

Tất nhiên, bên cạnh đó, cũng đã có một số thương vụ thành công. Chẳng hạn, Liên minh Spotify- Uber mang đến cho người dùng trải nghiệm âm nhạc được cá nhân hóa trong quá trình đi xe của họ được cho là lợi ích đôi bên cùng có lợi cho cả hai công ty, vào thời điểm Spotify đang phải đối mặt với những lời chỉ trích rằng họ đã không đem lại công bằng cho các nghệ sĩ của mình. Một liên minh thành công nổi tiếng khác là sự hợp tác giữa Starbucks và Barnes & Noble, cho phép khách hàng thưởng thức cà phê của Starbucks khi họ đến các cửa hàng sách của Barnes &Noble, giúp người bán sách truyền thống chống lại các đối thủ trực tuyến vốn đã ngày càng có xu hướng thống trị trong lĩnh vực này.

Vậy tại sao một số công ty cố gắng trở nên mạnh mẽ hơn và hoạt động tốt hơn trong thời kỳ khó khăn bằng cách thành lập các liên minh lại không đạt được mục tiêu của họ? Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hình thành các liên minh có thể không làm cho các công ty trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi điều kiện thị trường có nhiều biến động.

Trong khi nghiên cứu trước đó tập trung vào cách các chiến lược liên minh cải thiện hiệu suất và sự đổi mới của công ty, thì bà Ribuga Kang, Trợ lý Giáo sư Khoa Quản lý tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Trung Quốc Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) và đồng tác giả của bà là Giáo sư JungYun Han tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã xem xét tác động của sự không chắc chắn của thị trường đối với sự đổi mới của các công ty tham gia vào liên minh trong nghiên cứu mới nhất của họ. Nghiên cứu có tiêu đề Market Uncertainty, Innovation of Firms in Alliance and Alliance Partner Characteristics (tạm dịch: Sự không chắc chắn của thị trường, việc đổi mới của các công ty trong liên minh và các đặc điểm của đối tác liên minh). Trong công trình nghiên cứu này, Trợ lý giáo sư Ribuga Kang và Giáo sư JungYun Han đã phân tích 115 công ty trong các liên minh hoạt động trong ngành dược phẩm và công nghệ sinh học ở Mỹ từ năm 1990 đến năm 2015.

Theo bà Ribuga Kang và đồng tác giả, có bốn lý do giải thích tại sao sự không chắc chắn của thị trường cản trở sự đổi mới của các công ty trong liên minh.

Trước hết, các công ty đối tác có thể miễn cưỡng cam kết nỗ lực hoặc dành nguồn lực trong thời kỳ hỗn loạn vì họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ công ty của chính mình trong những giai đoạn này. Ngoài ra, các công ty có thể cần phải đàm phán lại các thỏa thuận do điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi, điều này có khả năng gây ra đối đầu và xung đột. Do đó, sự tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ giữa các công ty sẽ bị suy giảm một cách đáng kể.

Thứ hai, một môi trường kinh doanh không thuận lợi có thể dẫn đến việc gia tăng khó khăn trong giao tiếp giữa các công ty. Vì việc đổi mới dựa trên sự tích hợp kiến ​​thức và nguồn lực từ các công ty trong một liên minh, nên khó khăn trong giao tiếp ngày càng tăng sẽ cản trở nỗ lực tạo ra những ý tưởng mới.

Thứ ba, các công ty có các đối tác liên minh có thể có xu hướng phụ thuộc quá mức vào các đối tác của họ, thay vì tìm kiếm những ý tưởng mới ở những nơi khác.

Cuối cùng, khi các công ty trong một liên minh chia sẻ mối quan tâm của họ về những bất ổn và thách thức trong bối cảnh thị trường biến động, họ củng cố dự báo bi quan về thị trường. Vì thế, có thể họ sẽ phát triển các chiến lược kinh doanh thụ động và phòng thủ mà cuối cùng sẽ dẫn đến khả năng đổi mới ở mức thấp.

Bà Ribuga Kang nhận xét: “Chỉ vì lúc đầu hai công ty dường như không đi cùng nhau, không có nghĩa là họ không phải là một cặp tuyệt vời. Đối với các công ty đang tìm kiếm liên minh, họ nên hướng tới việc hình thành quan hệ đối tác có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp và đôi bên cùng có lợi”.

Giảm thiểu các rủi ro

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, có hai điều kiện sẽ giúp các công ty trong liên minh giảm thiểu tác động tiêu cực của sự không chắc chắn của thị trường đối với việc đổi mới. Theo nghiên cứu, khi một công ty chọn hợp tác với các công ty khác từ một ngành khác và một quốc gia khác, điều đó sẽ giúp họ có thêm những kiến ​​thức mới đa dạng và hữu ích.

Theo bà Ribuga Kang, có ba lợi thế khi có một công ty đối tác trong một ngành khác nhau. Thứ nhất, công ty đối tác sẽ có thể cung cấp những ý tưởng và kiến ​​thức hoàn toàn mới dựa trên nền tảng ngành khác của họ. Thứ hai, nếu một công ty có một công ty đối tác trong một ngành khác, đối tác đó sẽ cung cấp những quan điểm mới mẻ cho công ty kia và ít có khả năng một công ty sẽ tuân theo các thông lệ thị trường đã quá cũ. Thứ ba, nếu hai công ty trong một liên minh đến từ các ngành khác nhau, họ sẽ không cạnh tranh nhau một cách trực tiếp. Do đó, cả hai sẽ sẵn sàng hơn trong việc trao đổi kiến ​​thức. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng cường đổi mới.

Cũng theo bà Ribuga Kang, việc có một công ty đối tác ở nước khác cũng có ba lợi ích. Lợi ích đầu tiên là đối tác nước ngoài sẽ có thể mang lại những kiến ​​thức chưa được bản địa hóa và những ý tưởng mới. Thứ hai, một liên minh xuyên biên giới như vậy sẽ tạo cơ hội để học hỏi một tư duy mới, các phương thức kinh doanh khác nhau và văn hóa tổ chức. Cuối cùng, các công ty sẽ có thể dựa vào các đối tác nước ngoài về nguồn lực và mạng lưới của họ để mở rộng cơ hội kinh doanh ở các thị trường khác.

Đổi mới: mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng

Điều thú vị là, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc hình thành liên minh với các công ty trong các ngành khác nhau và ở các quốc gia khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự đổi mới theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, các loại hình liên minh khác nhau có tác động khác nhau đến số lượng đổi mới và liệu sự đổi mới có tạo ra giá trị bằng cách phát hiện ra nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng hay đưa ra giải pháp mới hay không.

Để đo lường tác động lên số lượng đổi mới, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra số lượng bằng sáng chế của một công ty. Đối với hiệu quả của loại đổi mới thứ hai, được gọi là đổi mới khám phá (trái ngược với đổi mới mang tính khai thác, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đã có sẵn), các nhà nghiên cứu đã xem xét số lượng bằng sáng chế mới được nộp trong các danh mục khác nhau. Hai loại bằng sáng chế được tính trong khoảng thời gian 4 năm sau khi một công ty thành lập liên minh.

Theo kết quả, việc thành lập một liên minh với một đối tác ở một quốc gia khác sẽ làm tăng số lượng bằng sáng chế, ngay cả khi điều kiện thị trường không chắc chắn. Mặt khác, việc có một công ty đối tác trong một ngành khác có thể làm tăng khả năng đổi mới khám phá của công ty trong thời khắc đầy biến động.

Bà Ribuga Kang lý giải: “Chúng tôi nghĩ rằng, kiến ​​thức mới chẳng hạn như các phong cách tổ chức khác nhau hoặc sự khác biệt về văn hóa, do một công ty đối tác nước ngoài mang lại có thể giúp một công ty có được nhiều bằng sáng chế hơn. Tuy nhiên, nếu một công ty muốn thực sự đổi mới, nghĩa là mở rộng ranh giới của chính mình, thì công ty đó phải có được một công ty đối tác trong một ngành khác để có được những ý tưởng mới và chuyên môn mới ngoài kho kiến ​​thức hiện có của chính họ”.

Các ảnh hưởng về mặt quản lý

Mặc dù việc hình thành liên minh là một chiến lược kinh doanh hiệu quả để các công ty theo đuổi lợi ích chung, song bà Ribuga Kang và đồng tác giả đã kêu gọi các công ty chú ý đến những rủi ro và thách thức mà sự không chắc chắn của thị trường có thể mang lại cho các liên minh kinh doanh vì những rủi ro này thường có thể lớn hơn lợi ích.

Đối với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khuyến nghị họ cần có những hiểu biết sâu sắc về những tác động và rủi ro mà doanh nghiệp của họ phải đối mặt trong một môi trường kinh doanh đầy khó khăn. Điều này rất quan trọng vì nếu các nhà quản lý không hiểu đầy đủ về sự không chắc chắn mà họ phải đối mặt (và xét rằng trong điều kiện kinh tế kém, một công ty đối tác sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ lợi ích của chính họ) thì một liên minh sẽ không thể đạt được các mục tiêu đổi mới có ý nghĩa thiết thực.

Dựa trên những phát hiện của mình, bà Ribuga Kang và đồng tác giả khuyên các nhà quản lý nên lựa chọn cẩn thận một đối tác liên minh sẽ cho phép họ sử dụng tốt nhất chuyên môn của nhau để phát triển các sản phẩm sáng tạo. Họ cũng khuyến khích các nhà quản lý rời khỏi vùng an toàn của mình trong việc tìm kiếm các công ty đối tác và tránh hình thành liên minh với các công ty gần nhà hoặc với các công ty cùng ngành, đặc biệt là trong điều kiện thị trường cạnh tranh và không chắc chắn.

Tài liệu tham khảo:

Han, J. and Kang, R. (2020), “Market uncertainty, innovation of firms in alliance and alliance partner characteristics”, European Journal of Innovation Management, Vol. ahead-of-print No.  https://doi.org/10.1108/EJIM-05-2020-0195 (tạm dịch: Han, J. và Kang, R. (năm 2020),”Sự không chắc chắn của thị trường, việc đổi mới của các công ty trong liên minh và các đặc điểm của đối tác liên minh)” Tạp chí châu Âu về quản lý đổi mới. Số trước khi in).

Bài báo này được xuất bản lần đầu trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh thuộc CUHK: https://bit.ly/3cxxGBy.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sĩ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 10 chương trình đại học và 18 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2021, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 48. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2020 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 15 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 40.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp. Trường hiện có khoảng 4.800 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với Trường Kinh doanh, thuộc CUHK trên các mạng xã hội như:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: http://www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool

WeChat: CUHKBusinessSchool

Tin cùng chuyên mục