Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đe dọa vị thế của Qatar Airways

Cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh đồng nghĩa với việc Qatar Airways và các hãng hàng không của các quốc gia kể trên phải hủy một loạt các chuyến bay hàng ngày
Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đe dọa vị thế của Qatar Airways ảnh 1Máy bay của hãng hàng không Qatar Airways ngày 21/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo giới chuyên gia, hãng hàng không quốc gia Qatar​ Qatar Airways đã góp phần giúp biến Doha thành một trung tâm toàn cầu về đường không chỉ trong vài năm, song việc bị cấm bay trên không phận của các nước vùng Vịnh đang đe dọa vị thế là hãng hàng không xuyên lục địa lớn của Qatar Airways.

Cùng với các hãng hàng không ở vùng Vịnh như Emirates Airlines của Dubai và Etihad của Abu Dhabi, Qatar Airways chiếm một thị phần lớn trong mảng kinh doanh vận tải quá cảnh, nhờ vị trí địa lý trung tâm ở vùng Vịnh.

Tuy nhiên, căng thẳng ngoại giao giữa các nước khu vực vùng Vịnh đã xảy ra từ ngày 5/6, khi các nước Bahrai, Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và một số nước khác đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với lý do Doha ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và can thiệp vào những vấn đề nội bộ của các nước trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh đồng nghĩa với việc Qatar Airways và các hãng hàng không của các quốc gia kể trên phải hủy một loạt các chuyến bay hàng ngày, và máy bay của Qatar phải bay đường vòng, chủ yếu là vòng quanh Bahrain và không phận khổng lồ của Saudi Arabia, qua đó làm gia tăng thời gian cũng như chi phí bay.

Các máy bay của Qatar hiện đang phải sử dụng không phận của Iran để bay đến châu Âu và men theo phía đông nam của bán đảo Arab để tránh đi qua lãnh thổ của Saudi Arabia.

Nhà phân tích hàng không Kyle Bailey cho rằng trong tương lai, các tuyến đường bay của Qatar sẽ bị kéo dài và lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng sẽ gia tăng.

Chuyên gia này cũng nhận định rằng việc mất đi hai thị trường lớn nhất của Qatar Airways là Saudi Arabia và UAE sẽ là một tổn thất tài chính to lớn đối với hãng hàng không này khi doanh thu của hãng mất khoảng 30%.

[Qatar Airways lãi ròng 540 triệu USD trong tài khóa 2016-2017]

Căng thẳng ngoại giao giữa các nước khu vực vùng Vịnh xảy ra từ ngày 5/6, khi các nước Bahrain, Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và một số nước khác đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với lý do Doha "ủng hộ các nhóm khủng bố và can thiệp vào những vấn đề nội bộ" của các nước trong khu vực, điều mà Qatar đã lên tiếng bác bỏ.

Các biện pháp trừng phạt đã cản trở dòng hàng hóa nhập khẩu vào Qatar, đồng thời khiến nhiều ngân hàng nước ngoài giảm quy mô kinh doanh với nước này.

Giữa tâm bão khủng hoảng, Qatar Airways ngày 11/6 cho biết lãi ròng của hãng này tăng gần 22% 540 triệu USD (482 triệu euro) trong tài khóa 2016-2017, trước khi xảy ra căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và các nước vùng Vịnh khác.

Tổng Giám đốc Qatar Airways, Akbar al-Baker nhấn mạnh kết quả kinh doanh hàng năm một lần nữa thể hiện sự thành công của hãng trong phát triển kinh doanh và chiến lược tăng trưởng.

Ông al-Baker cho biết thêm doanh thu của hãng cũng tăng 10% lên 1,06 tỷ USD (800 triệu euro)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục