Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa phát hành cuốn sách "Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế," với gần 400 trang.
Cuốn sách đã phác họa bức tranh toàn cảnh về nền văn hóa Việt Nam theo dòng chảy lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, đề cập đến hiện trạng và những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các thành tố của nền văn hóa dân tộc. Từ đó, cuốn sách bước đầu đề xuất những giải pháp quan trọng nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới.
Theo các tác giả, trong “thế giới phẳng” ngày nay, với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng với đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, giao lưu văn hóa có những thay đổi cả về hình thức và tính chất. Hình thái mới của giao lưu văn hóa thời hiện đại là cộng sinh chứ không đơn thuần là tiếp nhận hay không tiếp nhận.
Trong bối cảnh đa dạng văn hóa như vậy, sự đối thoại giữa các nền văn hóa nhiều khi đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định hơn là những đối đầu vũ trang để giải quyết những vấn đề về xung đột tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ…
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành nền tảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển đất nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa Việt Nam cần mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Vì vậy, văn hóa Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi to lớn, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ.
Cuốn sách, gồm bốn chương, là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề của văn hóa Việt Nam./.
Cuốn sách đã phác họa bức tranh toàn cảnh về nền văn hóa Việt Nam theo dòng chảy lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, đề cập đến hiện trạng và những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các thành tố của nền văn hóa dân tộc. Từ đó, cuốn sách bước đầu đề xuất những giải pháp quan trọng nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới.
Theo các tác giả, trong “thế giới phẳng” ngày nay, với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng với đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, giao lưu văn hóa có những thay đổi cả về hình thức và tính chất. Hình thái mới của giao lưu văn hóa thời hiện đại là cộng sinh chứ không đơn thuần là tiếp nhận hay không tiếp nhận.
Trong bối cảnh đa dạng văn hóa như vậy, sự đối thoại giữa các nền văn hóa nhiều khi đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định hơn là những đối đầu vũ trang để giải quyết những vấn đề về xung đột tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ…
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành nền tảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển đất nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa Việt Nam cần mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Vì vậy, văn hóa Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi to lớn, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ.
Cuốn sách, gồm bốn chương, là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề của văn hóa Việt Nam./.
Phạm Ngọc Huệ (TTXVN/Vietnam+)