Nhân kỷ niệm 36 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2011), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Nga đã có cuộc phỏng vấn ông Kolesnik Nikolai Nikolaevich, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức xã hội liên khu vực các cựu chuyên gia quân sự tại Việt Nam, nguyên là chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam những năm 1965-1966, chỉ huy Trung đoàn tên lửa-phòng không thuộc Sư đoàn 61.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
-Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 36 Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2011). Là người trực tiếp tham gia và tận mắt chứng kiến cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, ông có thể cho biết cảm nghĩ và những ấn tượng sâu sắc nhất của mình về những ngày tháng chiến tranh ác liệt và tinh thần chiến đấu của quân dân Việt Nam khi đó?
Ông K.N. Nikolaevich: Mùa Xuân 1965, tôi được cử sang Việt Nam và công tác cho tới tháng 3/1966. Trước khi tới Việt Nam, Chỉ huy của chúng tôi là Ivan Konstantinnovich Proskurin, nói với chúng tôi: “Chúng ta được cử đi công tác tới một miền khí hậu nhiệt đới nóng bức, ở đó đang diễn ra một cuộc chiến tranh.”
Chúng tôi đoán đó là Việt Nam. Ngay lập tức, chúng tôi chuẩn bị mọi thứ để lên đường. Máy bay đưa chúng tôi tới Hà Nội, quá cảnh qua Irkurk và Trung Quốc. Tôi được biên chế vào Trung đoàn tên lửa - phòng không đầu tiên 236 thuộc Sư đoàn 61. Công việc của tôi là giảng dạy cho bộ đội phòng không - tên lửa của Việt Nam cách sử dụng, điều khiển những tổ hợp tên lửa, thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại do Liên Xô cung cấp.
Ngoài giảng dạy, tôi còn trực tiếp tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu đầu tiên mà tôi tham gia diễn ra vào đêm 11/8/1965 tại tỉnh Ninh Bình, cách thị xã Phủ Lý không xa, nơi máy bay Mỹ thường xuyên ném bom. Dưới tiếng nổ của bom đạn, với sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, chúng tôi chọn vị trí và triển khai lắp đặt bệ phóng tên lửa, sẵn sàng chiến đấu. 23 giờ 50, máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời và lần lượt 3 quả tên lửa được phóng đi.
Trong đêm tối, chúng tôi quan sát thấy tên lửa bay đi và tiếng nổ. Kết quả, 4 máy bay địch đã bị bắn rơi. Sau trận đánh, mặc dù đêm tối, rất đông nhân dân Ninh Bình, trong đó có các cụ già, phụ nữ và trẻ em, đã đến chúc mừng chiến thắng của chúng tôi. Họ mang quà cho chúng tôi: hoa quả, cam, chuối,…nói chung tất cả những gì họ có. Họ coi chúng tôi như những người bạn, người bảo vệ mình. Đối với họ, “Liên Xô” là những người bạn gần gũi nhất.
Thời kỳ 1965-1966, đế quốc Mỹ mở rộng và tăng cường cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Cuộc chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt. Tôi nhớ, suốt ngày đêm, máy bay Mỹ quần thảo trên bầu trời. Chúng ném bom đạn xuống các nhà máy, xí nghiệp, làng mạc, phá hủy nhiều ngôi nhà, giết hại nhiều dân thường. Việt Nam như một bức tranh khủng khiếp của sự hủy diệt. Trên thực tế không còn một chỗ nào, một nơi nào trên mảnh đất này không bị bom đạn trút xuống.
Một điều tôi rất khâm phục là tinh thần chiến đấu kiên cường của bộ đội Việt Nam. Ngày đêm họ trực chiến trên chiến hào, sẵn sàng giáng trả những đợt oanh kích của từng tốp máy bay Mỹ. Các chuyên gia và bộ đội tên lửa Việt Nam rất thông minh, tiếp thu rất nhanh. Họ nắm vững các kiến thức kỹ thuật quân sự mới và vận dụng sáng tạo trong chiến đấu. Trong suốt thời gian công tác tại Trung đoàn tên lửa - phòng không thuộc Sư đoàn 61, tôi chỉ huy nhiều trận đánh, chúng tôi đã bắn hạ 19 máy bay Mỹ.
Chiến tranh ác liệt là vậy, nhưng nơi đây cuộc sống thường nhật vẫn diễn ra bình thường. Công nhân vẫn đến nhà máy, nông dân vẫn ra đồng, trẻ em vẫn tới trường. Các bạn thật sự là một dân tộc anh hùng.
- Với sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và hiệu quả của Liên Xô, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi cuối cùng: giải phóng miền Nam (30/4/1975) và thống nhất Tổ quốc. Ông đánh giá thế nào về thắng lợi vĩ đại này?
Ông K.N. Nikolaevich: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đối với những kẻ xâm lược là vô cùng vĩ đại. Tôi muốn nói một điều, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn là những người yêu nước chân chính. Họ hiểu rất rõ mục đích chiến đấu của họ là vì cái gì. Tinh thần chiến đấu và sự kiên cường của bộ đội Việt Nam vô cùng cao. Họ học tập và chiến đấu quên mình, mặc dầu cuộc sống còn rất nhiều khó khăn vì nền kinh tế bị chiến tranh kéo dài tàn phá.
Tôi tự hào trong những năm tháng chiến tranh, chúng tôi đã giúp đỡ bộ đội Việt Nam đánh bại các cuộc tiến công ăn cướp bằng không quân của Mỹ. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình với một niềm tin kiên định rằng chúng tôi đang làm một công việc xứng đáng và cao cả - đó là giúp đỡ nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.
- Kể từ khi chiến tranh kết thúc, ông đã có dịp trở lại thăm Việt Nam một số lần, ông có nhận xét gì về công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Ông K.N. Nikolaevich: Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Mỗi chuyến thăm chúng tôi đều rất ngạc nhiên trước những đổi thay to lớn ở những thành phố, làng mạc trong những năm gần đây. Việt Nam hiện nay như một công trường xây dựng, các khu nhà ở mới, khách sạn, đường xá, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng, v.v., mọc lên ở khắp mọi nơi. Trên những con đường có rất nhiều xe máy, ôtô.
Một sự đổi thay không thể tưởng tượng được. Những gì mà tôi thấy trong thời kỳ chiến tranh và những điều được nhìn thấy hôm nay, thì Việt Nam bây giờ là một đất nước hoàn toàn khác mà có khi chính các bạn không nhận thấy! Những thành tựu mà các bạn đạt được hôm nay, thì trong những năm chiến tranh không dám mơ ước. Đơn giản đó là chiến công to lớn trong thời bình.
Điều đặc biệt ấn tượng đối với tôi nữa - đó là thái độ thân thiện, mến khách của nhân dân Việt Nam. Các bạn là những người bạn thủy chung, không quên sự giúp đỡ của Liên Xô trong thời gian chiến tranh. Tôi chân thành chúc cho đất nước các bạn phát triển, phồn thịnh và hạnh phúc.
- Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga hiện nay?
Ông K.N. Nikolaevich: Tình hữu nghị của chúng ta được sinh ra trong chiến đấu và được củng cố bằng mồ hôi và máu của những đồng đội trong những năm tháng chiến tranh. Không phụ thuộc vào những thay đổi của tình hình chính trị hiện nay, mối tình hữu nghị được trải qua thử thách này sẽ tiếp tục phát triển. Các cựu chiến binh Nga và Việt Nam nói riêng và nhân dân hai nước nói chung sẽ mãi quý trọng và giữ gìn mối tình hữu nghị này.
- Ông có muốn trở lại thăm Việt Nam lần nữa không?
Ông K.N. Nikolaevich: Trở lại thăm Việt Nam luôn là mong ước của tôi. Ở đây tôi luôn cảm thấy như ở nhà mình. Con người, thiên nhiên, thái độ kính trọng đối với các cựu chuyên gia làm tôi rất thích. Tôi luôn luôn nhớ những đồng đội cũ của mình ở Sư đoàn 61. Hiện nay tôi vẫn thường xuyên liên lạc với một số người.
Tôi hy vọng, một lúc nào đó, một tượng đài tưởng nhớ những chiến sĩ bộ đội tên lửa bảo vệ bầu trời Việt Nam sẽ được dựng lên ở Hà Nội.
Tôi xin chúc mừng toàn thể các bạn chiến đấu của mình - các cựu chiến binh, toàn thể chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn thể nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm 36 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Xin cám ơn và chúc ông có nhiều dịp trở lại thăm đất nước Việt Nam./.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
-Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 36 Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2011). Là người trực tiếp tham gia và tận mắt chứng kiến cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, ông có thể cho biết cảm nghĩ và những ấn tượng sâu sắc nhất của mình về những ngày tháng chiến tranh ác liệt và tinh thần chiến đấu của quân dân Việt Nam khi đó?
Ông K.N. Nikolaevich: Mùa Xuân 1965, tôi được cử sang Việt Nam và công tác cho tới tháng 3/1966. Trước khi tới Việt Nam, Chỉ huy của chúng tôi là Ivan Konstantinnovich Proskurin, nói với chúng tôi: “Chúng ta được cử đi công tác tới một miền khí hậu nhiệt đới nóng bức, ở đó đang diễn ra một cuộc chiến tranh.”
Chúng tôi đoán đó là Việt Nam. Ngay lập tức, chúng tôi chuẩn bị mọi thứ để lên đường. Máy bay đưa chúng tôi tới Hà Nội, quá cảnh qua Irkurk và Trung Quốc. Tôi được biên chế vào Trung đoàn tên lửa - phòng không đầu tiên 236 thuộc Sư đoàn 61. Công việc của tôi là giảng dạy cho bộ đội phòng không - tên lửa của Việt Nam cách sử dụng, điều khiển những tổ hợp tên lửa, thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại do Liên Xô cung cấp.
Ngoài giảng dạy, tôi còn trực tiếp tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu đầu tiên mà tôi tham gia diễn ra vào đêm 11/8/1965 tại tỉnh Ninh Bình, cách thị xã Phủ Lý không xa, nơi máy bay Mỹ thường xuyên ném bom. Dưới tiếng nổ của bom đạn, với sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, chúng tôi chọn vị trí và triển khai lắp đặt bệ phóng tên lửa, sẵn sàng chiến đấu. 23 giờ 50, máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời và lần lượt 3 quả tên lửa được phóng đi.
Trong đêm tối, chúng tôi quan sát thấy tên lửa bay đi và tiếng nổ. Kết quả, 4 máy bay địch đã bị bắn rơi. Sau trận đánh, mặc dù đêm tối, rất đông nhân dân Ninh Bình, trong đó có các cụ già, phụ nữ và trẻ em, đã đến chúc mừng chiến thắng của chúng tôi. Họ mang quà cho chúng tôi: hoa quả, cam, chuối,…nói chung tất cả những gì họ có. Họ coi chúng tôi như những người bạn, người bảo vệ mình. Đối với họ, “Liên Xô” là những người bạn gần gũi nhất.
Thời kỳ 1965-1966, đế quốc Mỹ mở rộng và tăng cường cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Cuộc chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt. Tôi nhớ, suốt ngày đêm, máy bay Mỹ quần thảo trên bầu trời. Chúng ném bom đạn xuống các nhà máy, xí nghiệp, làng mạc, phá hủy nhiều ngôi nhà, giết hại nhiều dân thường. Việt Nam như một bức tranh khủng khiếp của sự hủy diệt. Trên thực tế không còn một chỗ nào, một nơi nào trên mảnh đất này không bị bom đạn trút xuống.
Một điều tôi rất khâm phục là tinh thần chiến đấu kiên cường của bộ đội Việt Nam. Ngày đêm họ trực chiến trên chiến hào, sẵn sàng giáng trả những đợt oanh kích của từng tốp máy bay Mỹ. Các chuyên gia và bộ đội tên lửa Việt Nam rất thông minh, tiếp thu rất nhanh. Họ nắm vững các kiến thức kỹ thuật quân sự mới và vận dụng sáng tạo trong chiến đấu. Trong suốt thời gian công tác tại Trung đoàn tên lửa - phòng không thuộc Sư đoàn 61, tôi chỉ huy nhiều trận đánh, chúng tôi đã bắn hạ 19 máy bay Mỹ.
Chiến tranh ác liệt là vậy, nhưng nơi đây cuộc sống thường nhật vẫn diễn ra bình thường. Công nhân vẫn đến nhà máy, nông dân vẫn ra đồng, trẻ em vẫn tới trường. Các bạn thật sự là một dân tộc anh hùng.
- Với sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và hiệu quả của Liên Xô, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi cuối cùng: giải phóng miền Nam (30/4/1975) và thống nhất Tổ quốc. Ông đánh giá thế nào về thắng lợi vĩ đại này?
Ông K.N. Nikolaevich: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đối với những kẻ xâm lược là vô cùng vĩ đại. Tôi muốn nói một điều, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn là những người yêu nước chân chính. Họ hiểu rất rõ mục đích chiến đấu của họ là vì cái gì. Tinh thần chiến đấu và sự kiên cường của bộ đội Việt Nam vô cùng cao. Họ học tập và chiến đấu quên mình, mặc dầu cuộc sống còn rất nhiều khó khăn vì nền kinh tế bị chiến tranh kéo dài tàn phá.
Tôi tự hào trong những năm tháng chiến tranh, chúng tôi đã giúp đỡ bộ đội Việt Nam đánh bại các cuộc tiến công ăn cướp bằng không quân của Mỹ. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình với một niềm tin kiên định rằng chúng tôi đang làm một công việc xứng đáng và cao cả - đó là giúp đỡ nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.
- Kể từ khi chiến tranh kết thúc, ông đã có dịp trở lại thăm Việt Nam một số lần, ông có nhận xét gì về công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Ông K.N. Nikolaevich: Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Mỗi chuyến thăm chúng tôi đều rất ngạc nhiên trước những đổi thay to lớn ở những thành phố, làng mạc trong những năm gần đây. Việt Nam hiện nay như một công trường xây dựng, các khu nhà ở mới, khách sạn, đường xá, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng, v.v., mọc lên ở khắp mọi nơi. Trên những con đường có rất nhiều xe máy, ôtô.
Một sự đổi thay không thể tưởng tượng được. Những gì mà tôi thấy trong thời kỳ chiến tranh và những điều được nhìn thấy hôm nay, thì Việt Nam bây giờ là một đất nước hoàn toàn khác mà có khi chính các bạn không nhận thấy! Những thành tựu mà các bạn đạt được hôm nay, thì trong những năm chiến tranh không dám mơ ước. Đơn giản đó là chiến công to lớn trong thời bình.
Điều đặc biệt ấn tượng đối với tôi nữa - đó là thái độ thân thiện, mến khách của nhân dân Việt Nam. Các bạn là những người bạn thủy chung, không quên sự giúp đỡ của Liên Xô trong thời gian chiến tranh. Tôi chân thành chúc cho đất nước các bạn phát triển, phồn thịnh và hạnh phúc.
- Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga hiện nay?
Ông K.N. Nikolaevich: Tình hữu nghị của chúng ta được sinh ra trong chiến đấu và được củng cố bằng mồ hôi và máu của những đồng đội trong những năm tháng chiến tranh. Không phụ thuộc vào những thay đổi của tình hình chính trị hiện nay, mối tình hữu nghị được trải qua thử thách này sẽ tiếp tục phát triển. Các cựu chiến binh Nga và Việt Nam nói riêng và nhân dân hai nước nói chung sẽ mãi quý trọng và giữ gìn mối tình hữu nghị này.
- Ông có muốn trở lại thăm Việt Nam lần nữa không?
Ông K.N. Nikolaevich: Trở lại thăm Việt Nam luôn là mong ước của tôi. Ở đây tôi luôn cảm thấy như ở nhà mình. Con người, thiên nhiên, thái độ kính trọng đối với các cựu chuyên gia làm tôi rất thích. Tôi luôn luôn nhớ những đồng đội cũ của mình ở Sư đoàn 61. Hiện nay tôi vẫn thường xuyên liên lạc với một số người.
Tôi hy vọng, một lúc nào đó, một tượng đài tưởng nhớ những chiến sĩ bộ đội tên lửa bảo vệ bầu trời Việt Nam sẽ được dựng lên ở Hà Nội.
Tôi xin chúc mừng toàn thể các bạn chiến đấu của mình - các cựu chiến binh, toàn thể chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn thể nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm 36 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Xin cám ơn và chúc ông có nhiều dịp trở lại thăm đất nước Việt Nam./.
Cường Dũng/Mátxcơva (Vietnam+)