Sáng 30/10, phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp của Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 đã thu hút gần 30 ý kiến phát biểu.
Hầu hết các ý kiến đều ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ đối với công tác điều hành kinh tế-xã hội trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước.
Các đại biểu nhân dân đã đề xuất nhiều biện pháp mạnh nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều ý kiến tại phiên thảo luận tỏ ra đặc biệt quan ngại về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và nòi giống Việt.
Sớm công bố những giải pháp khắc phục tồn tại trong phát triển kinh tế-xã hội
Nhận định 9 tháng đầu năm, Chính phủ đã khá linh hoạt trong điều hành, kiềm chế thành công lạm phát và bắt đầu triển khai đổi mới mô hình kinh tế trên một số lĩnh vực theo hướng vững chắc hơn, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, Chính phủ đã giữ được trạng thái ổn định của nền kinh tế trong điều kiện khó khăn, được các tổ chức quốc tế đánh giá là đi đúng hướng.
Đi sâu vào các tồn tại, đại biểu Kiêm cũng đề nghị Chính phủ tìm mọi cách kiểm soát tốt tình hình, đánh giá đúng thực trạng của vấn đề; công khai, minh bạch những nội dung đã được Chính phủ kiểm điểm, nhận lỗi; công bố những giải pháp mang tính tình thế, cụ thể trong việc xử lý nợ xấu, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (doanh nghiệp) nhằm tạo lòng tin, ý chí phấn đấu cho toàn xã hội.
Đồng thuận với quyết tâm của Chính phủ hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Quốc hội đã đặt ra, đại biểu Lê Hữu Đức (Khánh Hòa) đề nghị Chính phủ mạnh tay hơn nữa trong việc sắp xếp lại, cho dừng hoạt động đối với các ngân hàng nhỏ, khả năng thanh khoản kém đang làm rối loạn hệ thống ngân hàng. Đại biểu Lê Hữu Đức ủng hộ chủ trương thành lập đơn vị mua bán nợ quốc gia để xử lý nợ xấu nhưng phải đảm bảo hoạt động công khai, minh bạch. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cũng phải tự mình cố gắng vươn lên, tích cực sử dụng sản phẩm của nhau; hạn chế tối đa nhập khẩu các sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được.
Đề xuất thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế, do Thủ tướng đứng đầu
Đánh giá tổng quát mục tiêu tăng GDP 5,5%, giữ lạm phát khoảng 8% đề ra cho năm 2013 là khả thi, đại biểu Trần Du Lịch mạnh mẽ: “Tôi đề nghị phải xây dựng bằng được một lộ trình tái cơ cấu trong vòng 3 năm (2012 - 2015). Ngoài ra, cần thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế, do Thủ tướng đứng đầu."
Đại biểu Trần Du Lịch thẳng thắn: "Vòng kim cô" nợ xấu đang có dấu hiệu ngày một siết chặt, làm chết không biết bao nhiêu doanh nghiệp. Đây là nút thắt quan trọng, cần sớm được giải quyết.
Cũng theo đại biểu này, Chính phủ nên tiếp tục kéo dài các chương trình hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 13/CP đến hết năm 2013. Đồng thời, nếu được Quốc hội thông qua ở kỳ họp này, đại biểu đề xuất nên áp dụng ngay luật thuế thu nhập cá nhân, với mức giảm trừ gia cảnh mới từ ngày 1/1/2013, thay vì phải đến giữa năm mới thực hiện. Đại biểu cũng kiến nghị nên tiếp tục giữ lộ trình tăng lương, đồng thời tiếp tục cắt giảm 10% chi thường xuyên trong năm 2013, so với mức thực chi của Chính phủ trong năm 2012. Đại biểu cũng đề nghị mạnh dạn tăng tín dụng tiêu dùng, làm ấm dần thị trường bất động sản, ổn định thị trường vàng để củng cố niềm tin cho xã hội.
Coi nợ xấu là một “cục u” cần phải điều trị, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng, không nên hiểu việc xử lý nợ xấu hiện nay đơn thuần là mua bán nợ. Ủng hộ chủ trương của Chính phủ không dùng ngân sách để xử lý nợ, đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng rà soát, phân loại nợ. “Cái nào đáng mua, Nhà nước mua lại. Năng động hơn, Ngân hàng Nhà nước nên đem nợ xấu chào hàng cho các tổ chức mua lại.”
Cắt giảm các loại phí, giảm lãi suất để cứu doanh nghiệp
Chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế với Chính phủ, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nhận xét, các chỉ tiêu chưa đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua chính là do hệ thống doanh nghiệp trong nước đang lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Với quan điểm “doanh nghiệp là mạch máu của nền kinh tế, nhưng đang suy yếu trầm trọng”, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị cần đặt mục tiêu trọng tâm thúc đẩy sản xuất bằng cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đại biểu Tuấn đặt vấn đề: “Nên chăng đã đến lúc ban hành tình trạng khẩn cấp để giải cứu doanh nghiệp?”
Ông đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các ngành vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn; xem sự sống còn của doanh nghiệp chính là sự sống còn của nền kinh tế. Đại biểu gợi ý, mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với lãi suất tại các quốc gia trong khu vực; đề nghị các tổ chức tín dụng có trách nhiệm chia sẻ cùng doanh nghiệp bằng cách hạ nhanh lãi suất cho vay, cho phép doanh nghiệp được thế chấp hàng tồn kho để vay vốn. Đi đôi với đó là tiếp tục triển khai các chương trình dự án kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, giảm áp lực hàng hóa đầu tư cho doanh nghiệp; kích cầu đầu tư trong nước đi đôi với kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để giải phóng hàng tồn kho.
Cũng đề nghị ưu tiên cho doanh nghiệp “bình phục lại”, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) mong muốn Chính phủ có các biện pháp nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho đang làm nợ đọng vốn rất cao trong thời điểm hiện nay. Đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần giảm lãi suất tiền vay xuống dưới 11%/năm; thực hiện cho vay tiêu dùng, giảm bớt các thủ tục rườm rà, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn; đi đôi với cắt giảm tối đa các loại phí nhằm giảm bớt chi phí gia nhập thị trường để cứu doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tăng cường giãn nợ, giảm thuế, kích thích sản xuất. Theo đại biểu, để xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ xấu cần phải đi đôi với tăng cường tái cơ cấu nền kinh tế; khơi thông nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Một nền kinh tế lành mạnh, đương nhiên nợ xấu sẽ giảm và hàng tồn kho cũng giảm,” đại biểu Bùi Đức Thụ nói.
Giải thích thêm với Quốc hội về thực trạng hàng tồn kho của doanh nghiệp và vấn đề liên quan đến một số vi phạm trong tạm nhập, tái xuất xăng dầu, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, đến ngày 1/10, sau nhiều giải pháp tích cực của cơ quan quản lý và nỗ lực của doanh nghiệp, lượng hàng tồn kho trong công nghiệp, chế biến, chế tạo đã giảm từ 34,9% xuống 20,3% (giảm 14,6% sau 3 tháng). Bộ trưởng cũng thông tin thêm, loại hàng tồn kho cao hiện nay là: Than, sắt thép, một số loại phân bón và xi măng. Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các hiệp hội, đơn vị kinh doanh để tìm giải pháp tháo gỡ từ nay đến cuối năm và đang có nhiều dấu hiệu tích cực để giải quyết các mặt hàng này.
Liên quan đến hoạt động tạm nhập, tái xuất xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là hoạt động bình thường của mỗi quốc gia. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các hoạt động này. Sau khi có một số vi phạm gian lận thời gian qua, hiện liên ngành Công Thương, Tài Chính đã thống nhất chỉ cho phép tạm nhập tái xuất theo nhu cầu phục vụ đối ngoại hoặc với tàu thuyền qua lại địa phận Việt Nam còn tạm dừng các trường hợp khác.
Sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu
Nhiều đại biểu bức xúc trước tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra tràn lan, gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Các đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang); Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề nghị Chính phủ tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong trách nhiệm giữ gìn, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng bức xúc: Thực phẩm nhiều hóa chất độc hại tích tụ lâu dài sẽ làm suy yếu nòi giống Việt, trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về ai? Đại biểu kiến nghị Chính phủ quy định rõ trách nhiệm trong vấn đề này đồng thời kêu gọi tẩy chay các hàng hóa độc hại kể cả hàng Việt Nam để giúp người dân tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.
“Tham ô, lãng phí là kẻ thù của nhân dân”
Làm nóng diễn đàn Quốc hội bằng bài phát biểu đả kích tệ nạn tham nhũng, lãng phí đang gây nhiều nguy hại cho xã hội, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đặt vấn đề: Hiện vẫn chưa có vụ án nào xét xử về hành vi lãng phí. Tham nhũng bị coi là tội còn lãng phí chỉ là khuyết điểm...
Dẫn chiếu những ví dụ về hàng chục nghìn luận án khoa học đang nằm trong thư viện, chỉ một số ít được áp dụng vào thực tiễn; trường hợp lãng phí tài nguyên khi đầu tư vệ tinh Vinasat - 2 mà vẫn chưa hoạt động hết công suất, đại biểu Lê Như Tiến cho rằng, chính những sự lãng phí này đã khiến giá thành sản phẩm của Việt Nam cao hơn nhiều so với hàng nhập ngoại. Nhắc lại câu nói của Hồ Chủ tịch cách đây 60 năm: “Tham ô, lãng phí là kẻ thù của nhân dân,” đại biểu Tiến quả quyết: “Chống tham nhũng, lãng phí cũng cần thiết như mặt trận đánh giặc”./.
Hầu hết các ý kiến đều ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ đối với công tác điều hành kinh tế-xã hội trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước.
Các đại biểu nhân dân đã đề xuất nhiều biện pháp mạnh nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều ý kiến tại phiên thảo luận tỏ ra đặc biệt quan ngại về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và nòi giống Việt.
Sớm công bố những giải pháp khắc phục tồn tại trong phát triển kinh tế-xã hội
Nhận định 9 tháng đầu năm, Chính phủ đã khá linh hoạt trong điều hành, kiềm chế thành công lạm phát và bắt đầu triển khai đổi mới mô hình kinh tế trên một số lĩnh vực theo hướng vững chắc hơn, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, Chính phủ đã giữ được trạng thái ổn định của nền kinh tế trong điều kiện khó khăn, được các tổ chức quốc tế đánh giá là đi đúng hướng.
Đi sâu vào các tồn tại, đại biểu Kiêm cũng đề nghị Chính phủ tìm mọi cách kiểm soát tốt tình hình, đánh giá đúng thực trạng của vấn đề; công khai, minh bạch những nội dung đã được Chính phủ kiểm điểm, nhận lỗi; công bố những giải pháp mang tính tình thế, cụ thể trong việc xử lý nợ xấu, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (doanh nghiệp) nhằm tạo lòng tin, ý chí phấn đấu cho toàn xã hội.
Đồng thuận với quyết tâm của Chính phủ hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Quốc hội đã đặt ra, đại biểu Lê Hữu Đức (Khánh Hòa) đề nghị Chính phủ mạnh tay hơn nữa trong việc sắp xếp lại, cho dừng hoạt động đối với các ngân hàng nhỏ, khả năng thanh khoản kém đang làm rối loạn hệ thống ngân hàng. Đại biểu Lê Hữu Đức ủng hộ chủ trương thành lập đơn vị mua bán nợ quốc gia để xử lý nợ xấu nhưng phải đảm bảo hoạt động công khai, minh bạch. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cũng phải tự mình cố gắng vươn lên, tích cực sử dụng sản phẩm của nhau; hạn chế tối đa nhập khẩu các sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được.
Đề xuất thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế, do Thủ tướng đứng đầu
Đánh giá tổng quát mục tiêu tăng GDP 5,5%, giữ lạm phát khoảng 8% đề ra cho năm 2013 là khả thi, đại biểu Trần Du Lịch mạnh mẽ: “Tôi đề nghị phải xây dựng bằng được một lộ trình tái cơ cấu trong vòng 3 năm (2012 - 2015). Ngoài ra, cần thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế, do Thủ tướng đứng đầu."
Đại biểu Trần Du Lịch thẳng thắn: "Vòng kim cô" nợ xấu đang có dấu hiệu ngày một siết chặt, làm chết không biết bao nhiêu doanh nghiệp. Đây là nút thắt quan trọng, cần sớm được giải quyết.
Cũng theo đại biểu này, Chính phủ nên tiếp tục kéo dài các chương trình hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 13/CP đến hết năm 2013. Đồng thời, nếu được Quốc hội thông qua ở kỳ họp này, đại biểu đề xuất nên áp dụng ngay luật thuế thu nhập cá nhân, với mức giảm trừ gia cảnh mới từ ngày 1/1/2013, thay vì phải đến giữa năm mới thực hiện. Đại biểu cũng kiến nghị nên tiếp tục giữ lộ trình tăng lương, đồng thời tiếp tục cắt giảm 10% chi thường xuyên trong năm 2013, so với mức thực chi của Chính phủ trong năm 2012. Đại biểu cũng đề nghị mạnh dạn tăng tín dụng tiêu dùng, làm ấm dần thị trường bất động sản, ổn định thị trường vàng để củng cố niềm tin cho xã hội.
Coi nợ xấu là một “cục u” cần phải điều trị, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng, không nên hiểu việc xử lý nợ xấu hiện nay đơn thuần là mua bán nợ. Ủng hộ chủ trương của Chính phủ không dùng ngân sách để xử lý nợ, đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng rà soát, phân loại nợ. “Cái nào đáng mua, Nhà nước mua lại. Năng động hơn, Ngân hàng Nhà nước nên đem nợ xấu chào hàng cho các tổ chức mua lại.”
Cắt giảm các loại phí, giảm lãi suất để cứu doanh nghiệp
Chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế với Chính phủ, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nhận xét, các chỉ tiêu chưa đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua chính là do hệ thống doanh nghiệp trong nước đang lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Với quan điểm “doanh nghiệp là mạch máu của nền kinh tế, nhưng đang suy yếu trầm trọng”, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị cần đặt mục tiêu trọng tâm thúc đẩy sản xuất bằng cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đại biểu Tuấn đặt vấn đề: “Nên chăng đã đến lúc ban hành tình trạng khẩn cấp để giải cứu doanh nghiệp?”
Ông đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các ngành vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn; xem sự sống còn của doanh nghiệp chính là sự sống còn của nền kinh tế. Đại biểu gợi ý, mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với lãi suất tại các quốc gia trong khu vực; đề nghị các tổ chức tín dụng có trách nhiệm chia sẻ cùng doanh nghiệp bằng cách hạ nhanh lãi suất cho vay, cho phép doanh nghiệp được thế chấp hàng tồn kho để vay vốn. Đi đôi với đó là tiếp tục triển khai các chương trình dự án kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, giảm áp lực hàng hóa đầu tư cho doanh nghiệp; kích cầu đầu tư trong nước đi đôi với kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để giải phóng hàng tồn kho.
Cũng đề nghị ưu tiên cho doanh nghiệp “bình phục lại”, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) mong muốn Chính phủ có các biện pháp nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho đang làm nợ đọng vốn rất cao trong thời điểm hiện nay. Đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần giảm lãi suất tiền vay xuống dưới 11%/năm; thực hiện cho vay tiêu dùng, giảm bớt các thủ tục rườm rà, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn; đi đôi với cắt giảm tối đa các loại phí nhằm giảm bớt chi phí gia nhập thị trường để cứu doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tăng cường giãn nợ, giảm thuế, kích thích sản xuất. Theo đại biểu, để xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ xấu cần phải đi đôi với tăng cường tái cơ cấu nền kinh tế; khơi thông nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Một nền kinh tế lành mạnh, đương nhiên nợ xấu sẽ giảm và hàng tồn kho cũng giảm,” đại biểu Bùi Đức Thụ nói.
Giải thích thêm với Quốc hội về thực trạng hàng tồn kho của doanh nghiệp và vấn đề liên quan đến một số vi phạm trong tạm nhập, tái xuất xăng dầu, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, đến ngày 1/10, sau nhiều giải pháp tích cực của cơ quan quản lý và nỗ lực của doanh nghiệp, lượng hàng tồn kho trong công nghiệp, chế biến, chế tạo đã giảm từ 34,9% xuống 20,3% (giảm 14,6% sau 3 tháng). Bộ trưởng cũng thông tin thêm, loại hàng tồn kho cao hiện nay là: Than, sắt thép, một số loại phân bón và xi măng. Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các hiệp hội, đơn vị kinh doanh để tìm giải pháp tháo gỡ từ nay đến cuối năm và đang có nhiều dấu hiệu tích cực để giải quyết các mặt hàng này.
Liên quan đến hoạt động tạm nhập, tái xuất xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là hoạt động bình thường của mỗi quốc gia. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các hoạt động này. Sau khi có một số vi phạm gian lận thời gian qua, hiện liên ngành Công Thương, Tài Chính đã thống nhất chỉ cho phép tạm nhập tái xuất theo nhu cầu phục vụ đối ngoại hoặc với tàu thuyền qua lại địa phận Việt Nam còn tạm dừng các trường hợp khác.
Sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu
Nhiều đại biểu bức xúc trước tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra tràn lan, gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Các đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang); Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề nghị Chính phủ tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong trách nhiệm giữ gìn, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng bức xúc: Thực phẩm nhiều hóa chất độc hại tích tụ lâu dài sẽ làm suy yếu nòi giống Việt, trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về ai? Đại biểu kiến nghị Chính phủ quy định rõ trách nhiệm trong vấn đề này đồng thời kêu gọi tẩy chay các hàng hóa độc hại kể cả hàng Việt Nam để giúp người dân tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.
“Tham ô, lãng phí là kẻ thù của nhân dân”
Làm nóng diễn đàn Quốc hội bằng bài phát biểu đả kích tệ nạn tham nhũng, lãng phí đang gây nhiều nguy hại cho xã hội, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đặt vấn đề: Hiện vẫn chưa có vụ án nào xét xử về hành vi lãng phí. Tham nhũng bị coi là tội còn lãng phí chỉ là khuyết điểm...
Dẫn chiếu những ví dụ về hàng chục nghìn luận án khoa học đang nằm trong thư viện, chỉ một số ít được áp dụng vào thực tiễn; trường hợp lãng phí tài nguyên khi đầu tư vệ tinh Vinasat - 2 mà vẫn chưa hoạt động hết công suất, đại biểu Lê Như Tiến cho rằng, chính những sự lãng phí này đã khiến giá thành sản phẩm của Việt Nam cao hơn nhiều so với hàng nhập ngoại. Nhắc lại câu nói của Hồ Chủ tịch cách đây 60 năm: “Tham ô, lãng phí là kẻ thù của nhân dân,” đại biểu Tiến quả quyết: “Chống tham nhũng, lãng phí cũng cần thiết như mặt trận đánh giặc”./.
Quang Vũ (TTXVN)