Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống và điều trị phục hồi thành công cho bệnh nhân Huỳnh Văn Dì, 39 tuổi, ngụ ở tỉnh Khánh Hòa, bị bỏng xăng rất nặng.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch, huyết áp không đo được, bỏng toàn thân với diện tích 86%, trong đó 57% là bỏng sâu, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, không có nước tiểu, sốc bỏng nặng.
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng Khoa Bỏng-Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ngày 26/10, đối với những trường hợp bỏng nặng như bệnh nhân Dì, hầu như 100% là tử vong. Do đó, đây là trường hợp hy hữu được cứu sống và là ca bỏng nặng nhất được điều trị thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ trước đến nay.
Các bác sĩ đã bù dịch điện giải, dùng kháng sinh, giảm đau, vitamin liều cao... để chống sốc cho bệnh nhân. Sau khi thoát khỏi tình trạng sốc, bệnh nhân được phẫu thuật cắt lọc hoại tử. Qua bốn lần cắt lọc các hoại tử, tình trạng bệnh nhân tạm ổn nhưng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, xuất hiện nhiễm khuẩn đường huyết nên được điều trị kháng sinh, chống độc, hỗ trợ chức năng gan, truyền máu.
Sau đó, bệnh nhân được ghép da để che phủ vết bỏng hạn chế mất máu, điện giải, huyết thanh và hạn chế nhiễm trùng.
Tuy nhiên, do bệnh nhân bị bỏng sâu trên diện rộng nên phần da còn lại không đủ để che phủ tổn thương, các bác sĩ phải ghép da của hai người anh ruột cho bệnh nhân để tạm thời làm lành vết thương; đồng thời chờ phần da tự thân của bệnh nhân lan rộng ra và các vết thương ổn định mới tiến hành ghép da lại cho bệnh nhân.
Bác sĩ Đạo cho biết sau ba tháng điều trị với năm lần ghép da, hiện tình trạng bệnh nhân khá tốt, các vết thương lành hoàn toàn, chỉ còn di chứng sẹo co rút ở các ngón bàn tay phải. Bệnh nhân được hướng dẫn tiếp tục tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng các ngón tay bị sẹo co rút.
Trước đó, do cứu người cháu bị kẹt trong đám cháy nên bệnh nhân bị bỏng nặng toàn thân./.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch, huyết áp không đo được, bỏng toàn thân với diện tích 86%, trong đó 57% là bỏng sâu, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, không có nước tiểu, sốc bỏng nặng.
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng Khoa Bỏng-Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ngày 26/10, đối với những trường hợp bỏng nặng như bệnh nhân Dì, hầu như 100% là tử vong. Do đó, đây là trường hợp hy hữu được cứu sống và là ca bỏng nặng nhất được điều trị thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ trước đến nay.
Các bác sĩ đã bù dịch điện giải, dùng kháng sinh, giảm đau, vitamin liều cao... để chống sốc cho bệnh nhân. Sau khi thoát khỏi tình trạng sốc, bệnh nhân được phẫu thuật cắt lọc hoại tử. Qua bốn lần cắt lọc các hoại tử, tình trạng bệnh nhân tạm ổn nhưng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, xuất hiện nhiễm khuẩn đường huyết nên được điều trị kháng sinh, chống độc, hỗ trợ chức năng gan, truyền máu.
Sau đó, bệnh nhân được ghép da để che phủ vết bỏng hạn chế mất máu, điện giải, huyết thanh và hạn chế nhiễm trùng.
Tuy nhiên, do bệnh nhân bị bỏng sâu trên diện rộng nên phần da còn lại không đủ để che phủ tổn thương, các bác sĩ phải ghép da của hai người anh ruột cho bệnh nhân để tạm thời làm lành vết thương; đồng thời chờ phần da tự thân của bệnh nhân lan rộng ra và các vết thương ổn định mới tiến hành ghép da lại cho bệnh nhân.
Bác sĩ Đạo cho biết sau ba tháng điều trị với năm lần ghép da, hiện tình trạng bệnh nhân khá tốt, các vết thương lành hoàn toàn, chỉ còn di chứng sẹo co rút ở các ngón bàn tay phải. Bệnh nhân được hướng dẫn tiếp tục tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng các ngón tay bị sẹo co rút.
Trước đó, do cứu người cháu bị kẹt trong đám cháy nên bệnh nhân bị bỏng nặng toàn thân./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)